SILO là mô hình tổ chức nội dung cho website, giúp tiếp cận đúng khách hàng. Làm sao xây dựng mô hình SILO hiệu quả trong SEO thì hãy đọc hết bài viết này.
Silo là một phương pháp tổ chức nội dung trên website nhằm tạo ra các nhóm nội dung liên quan. Từ đó giúp cải thiện khả năng tìm kiếm và thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. Hãy xem hết bài viết này để biết cách xây dựng mô hình SILO trong SEO sao cho có hiệu quả nhất.
Silo SEO là cách sắp xếp nội dung theo chủ đề thành các phần riêng biệt, gọi là “silos”. Mỗi silo chứa các trang liên quan đến một chủ đề nhất định và có cấu trúc liên kết nội bộ chặt chẽ, nhưng không liên kết với nhau giữa các silo khác.
Silo thường bắt đầu từ trang chủ, sau đó phân chia thành các trang chủ đề chính (silo) và các bài viết liên quan bên trong mỗi silo. Ví dụ, một blog về làm vườn có thể có các silo như “Gieo hạt”, “Chăm sóc cây”, và “Thiết bị làm vườn”.
Một số chuyên gia cho rằng việc không cho phép liên kết giữa các silo có thể khiến người dùng không tìm thấy thông tin liên quan, dẫn đến việc họ quay lại tìm kiếm trên Google và có thể chọn đối thủ cạnh tranh. Thế nên bạn cần cân nhắc giữa việc duy trì tính độc lập của từng silo và việc cung cấp liên kết hữu ích giữa các chủ đề để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.
Mô hình SILO không chỉ giúp tổ chức nội dung một cách có hệ thống, đúng logic mà còn cải thiện khả năng tìm kiếm và thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. Dưới đây là các bước hướng dẫn chi tiết để xây dựng mô hình SILO hiệu quả cho website của bạn.
Đầu tiên, bạn cần hiểu được những gì khách hàng tiềm năng đang tìm kiếm và cách họ tìm kiếm thông tin liên quan đến lĩnh vực của bạn. Bạn có thể sử dụng các công cụ như Google Keyword Planner hoặc SEMRush để xác định từ khóa chính và từ khóa phụ cho từng chủ đề.
Sau khi đã phần nào hiểu được người dùng sẽ tìm kiếm gì trên công cụ tìm kiếm, bạn sẽ có từ khóa chính. Từ đó tạo ra các chủ đề chính để bạn tập trung vào phát triển nội dung cho website của mình. Lưu ý, bạn hãy tạo các danh mục (category) cho từng chủ đề chính, mỗi danh mục sẽ chứa các bài viết liên quan.
Bạn hãy bắt đầu với trang chủ làm điểm trung tâm, sau đó tạo các trang chủ đề chính cho mỗi silo. Khi thiết lập cấu trúc cho website, bạn không nên đi quá sâu, chỉ nên giữ ở mức 3 hoặc 4 cấp để tránh nội dung bị chôn quá sâu và khó tiếp cận được khách hàng tiềm năng.
Mỗi silo nên có ít nhất 5 bài viết chất lượng liên quan đến chủ đề chính. Điều này giúp tăng cường độ liên quan của website trong mắt Google. Ngoài ra, các trang trong cùng một silo cần được liên kết chặt chẽ với nhau, trong khi liên kết giữa các silo khác nhau nên được hạn chế.
Bước tiếp theo trong xây dựng SILO là bạn hãy tối ưu Onpage cho mỗi trang bằng cách tối ưu từ khóa mục tiêu, title tag, meta description và các thẻ h1, h2, h3. Ngoài ra, bạn hãy sử dụng anchor text phù hợp, có liên quan để liên kết các bài viết lại với nhau, tạo ra một mạng lưới liên kết nội bộ vững chắc.
Sau khi triển khai cấu trúc SILO, bạn hãy giám sát để đánh giá hiệu suất của từng silo và điều chỉnh nếu cần thiết. Bạn có thể sử dụng Google Analytics và Google Search Console để theo dõi lưu lượng truy cập và hành vi người dùng trên website.
Qua bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về SILO là gì cũng như hiểu được cách xây dựng SILO trong SEO sao cho có hiệu quả. Có thể nói áp dụng cấu trúc Silo một cách hợp lý sẽ giúp cải thiện hiệu suất SEO tổng thể của website.
TÔI CÙ VĂN QUANG