Google xem xét nhiều yếu tố SEO Onpage để quyết định thứ hạng của một trang và cách hiển thị trang web trong kết quả tìm kiếm.
Việc tối ưu đúng những yếu tố Onpage SEO này có thể giúp cải thiện thứ hạng trang web, tăng khả năng hiển thị trên SERPs và thu hút nhiều lưu lượng truy cập tự nhiên vào trang web hơn.
Dưới đây là hướng dẫn đầy đủ về SEO Onpage được cập nhật mới nhất trong 2024. Khám phá các yếu tố Onpage có thể tạo nên thành công trong chiến lược SEO của bạn.
SEO Onpage là việc áp dụng các kỹ thuật tối ưu hóa các yếu tố trong website nhằm nâng cao thứ hạng của trang web trên kết quả tìm kiếm của Google.
Khác hẳn với SEO Offpage, SEO Onpage là phương pháp mang lại hiệu quả nhanh chóng và bạn có thể hoàn toàn kiểm soát kết quả.
Onpage SEO rất quan trọng vì chỉ cần một thay đổi nhỏ trên trang có thể có tác động lớn đến thứ hạng và lưu lượng truy cập của website.
Để đạt được hiệu quả tối đa hiệu quả khi tối ưu SEO Onpage, bạn cần cung cấp nội dung hữu ích và đáp ứng mục đích tìm kiếm của từ khóa mà bạn đang nhắm mục tiêu.
Để từ khóa mục tiêu có thể đạt vị trí cao trên bảng xếp hạng tìm kiếm, việc viết nội dung không thôi là chưa đủ, mà bạn cần thực hiện tối ưu hóa bài viết theo chuẩn SEO Onpage và kết hợp với một vài kỹ thuật SEO Offpage để hoàn thiện.
Thêm vào đó, việc tạo ra các bài viết chuẩn SEO từ đầu sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát nội dung, ngôn từ, chất lượng,…, nhằm hỗ trợ cho quá trình tối ưu hóa sau này.
Thông thường, một bài viết chuẩn SEO cần đáp ứng các tiêu chí như: tiêu đề (Title), các thẻ H1/H2, mô tả meta (meta description), URL,… Những yếu tố này rất quan trọng và sẽ được phân tích chi tiết hơn trong phần tiếp theo của bài viết.
Để tận dụng tối đa SEO Onpage, bạn cần xây dựng được nội dung hữu ích, chính xác và phù hợp với mục đích tìm kiếm của từ khóa mà bạn đang nhắm mục tiêu.
Sau khi giải quyết xong vấn đề đó, sau đây là một số yếu tố Onpage SEO bạn cần xem xét tối ưu để giúp trang web xếp hạng cao hơn:
Phần tiêu đề hay thẻ title nên được viết đúng trọng tâm và hấp dẫn để thu hút người đọc, khuyến khích họ nhấp vào bài viết của bạn. Từ góc độ SEO, việc tối ưu hóa tiêu đề sẽ giúp Googlebot nhanh chóng thu thập dữ liệu và hiểu rõ nội dung của bài viết.
Nói đến đây, chắc chắn bạn đã nhận thấy tầm quan trọng của tiêu đề SEO rồi, phải không?
Trước đây, chỉ cần chèn vài từ khóa vào tiêu đề là có thể đạt thứ hạng cao. Tuy nhiên, Google đã trở nên rất thông minh và nhanh chóng nhận ra thủ thuật này, từ đó thay đổi quy định về việc chèn từ khóa vào tiêu đề.
Meta Description là thuộc tính HTML của trang web cung cấp mô tả ngắn gọn về nội dung trang web.
Các công cụ tìm kiếm như Google thường hiển thị meta description của trang trong kết quả tìm kiếm như hình bên dưới:
Tuy nhiên, cũng có trường hợp Google có thể trích một đoạn từ trang của bạn vì cho rằng đoạn trích đó cung cấp mô tả tốt hơn và không sử dụng thẻ mô tả mà bạn đã tạo.
Vậy tại sao bạn nên thêm thẻ mô tả hấp dẫn cho các trang web khi tối ưu SEO Onpage? Meta Description có thể giúp thuyết phục nhiều người dùng nhấp vào trang của bạn thay vì những trang web khác xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Khi đó, Google sẽ hiểu rằng trang web của bạn có giá trị và xếp hạng trang đó trong kết quả tìm kiếm SERPs.
URL là viết tắt của uniform resource locator, hiểu theo cách đơn giản đó là địa chỉ của một trang web. Hầu hết các trình duyệt web sẽ hiển thị URL trên thanh địa chỉ khi bạn truy cập một trang web.
Khi nói đến SEO Onpage, những tối ưu hóa nhỏ mà bạn có thể thực hiện đối với URL của mình có thể giúp các công cụ tìm kiếm dễ đọc và dễ hiểu trang web đó hơn.
Headings tags là các thẻ tiêu đề trong trang web giúp chia nhỏ trang để người đọc dễ hiểu hơn.
Bạn có thể sử dụng nhiều thẻ tiêu đề khác nhau trên trang của mình, tùy thuộc vào cách bạn chọn định dạng nội dung và chia nhỏ thông tin. Heading tags tồn tại trên một hệ thống phân cấp từ H1 đến H6.
Lợi ích quan trọng nhất khi sử dụng thẻ tiêu đề trong SEO Onpage là chúng giúp trang web dễ đọc. Khả năng đọc là một yếu tố quan trọng khi tối ưu trải nghiệm người dùng. Headings tags giúp người dùng dễ dàng lướt qua nội dung và tìm thông tin quan trọng một cách nhanh chóng nhất.
Headings tags cũng giúp Google thu thập thông tin và lập chỉ mục các trang web dễ dàng hơn. Các thẻ tiêu đề cũng giúp Googlebot hiểu ngữ cảnh và xếp hạng trang web trong kết quả tìm kiếm liên quan.
Nội dung là thông tin bạn có trên các trang web của mình.Nội dung của bạn phải cung cấp cho đọc giả thông tin hữu ích để giữ chân người dùng. Content rất quan trọng trong SEO Onpage vì hai lý do:
Liên kết nội bộ hay internal link là hoạt động liên kết một trang web với một trang khác trên cùng một tên miền để cải thiện khả năng điều hướng và trải nghiệm người dùng trên trang.
Internal link không chỉ giúp điều hướng người đọc mà còn hỗ trợ Googlebot dễ dàng thu thập dữ liệu. Ngoài ra, Internal link còn tạo sự liên kết giữa các bài viết, giúp người đọc hiểu rõ hơn về thông tin bạn muốn truyền tải, đồng thời góp phần nâng cao thứ hạng SEO cho website.
Việc tối ưu hoá hình ảnh trong SEO Onpage giúp các công cụ tìm kiếm như Google dễ dàng hiểu được hình ảnh của bạn mô tả nội dung gì. Qua đó Google có thể hiển thị hình ảnh của bạn (và các trang có hình ảnh đó) cho các truy vấn tìm kiếm có liên quan.
Việc tối ưu hoá hình ảnh cũng cải thiện được tốc độ load của trang web. Đây cũng là yếu tố xếp hạng tìm kiếm của Google.
Schema Markup là một tập hợp các thẻ (gọi là siêu dữ liệu hoặc dữ liệu có cấu trúc) mà bạn có thể đưa vào mã html của trang web để cung cấp cho công cụ tìm kiếm nhiều thông tin hơn về nội dung, ngữ cảnh và ý nghĩa của trang.
Google có thể sử dụng các thông tin đó để hiển thị kết quả Rich Snippets giúp trang có nhiều lượt nhấp hơn.
Bằng cách tối ưu hóa các yếu tố trên trang dưới đây, bạn có thể cải thiện thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Bước đầu tiên trong quá trình tối ưu SEO Onpage là chọn từ khóa và chủ đề có liên quan để tạo nội dung chất lượng. Tiến hành nghiên cứu từ khóa bằng cách xác định seed keywords và dùng các công cụ như Ahref, Keywordtool.io, Google Keyword Planner để chọn ra các từ khóa mục tiêu.
Bất cứ ai khi truy cập vào một trang đều mong đợi nội dung trang web đó phải chính xác và mang lại trải nghiệm người dùng tốt nhất. Hãy đảm bảo cập nhật thông tin thường xuyên và đáp ứng được mục đích của người tìm kiếm bằng cách cung cấp cho người đọc tất cả thông tin mà họ đang tìm kiếm.
Tuy nhiên việc cung cấp nội dung hấp dẫn và đầy đủ cho người dùng thôi là chưa đủ khi tối ưu SEO Onpage. Việc chèn các từ khóa mục tiêu (đã xác định trong bước nghiên cứu từ khoá) một cách tự nhiên và có chiến lược sẽ giúp Google (và người đọc) hiểu trang web đang nói về chủ đề gì.
Không có mật độ từ khóa tiêu chuẩn nào trong SEO Onpage, tuy nhiên theo kinh nghiệm thực chiến các dự án SEO Onpage chúng tôi có đưa ra một số nguyên tắc chèn từ khoá trong nội dung như sau:
Ngoài ra tránh việc nhồi nhét nhiều từ khóa giống nhau theo cách không tự nhiên có thể làm giảm hiệu suất tìm kiếm của trang web (nó được gọi là nhồi nhét từ khóa hay keyword stuffing).
Phần tiêu đề (title tag) nên được viết đúng trọng tâm và hấp dẫn nhằm thu hút người đọc nhấp vào bài viết của bạn.
Theo khảo sát, tỉ lệ trang web bị Google viết lại thẻ tiêu đề khoảng 61,6% (thường là đối với các tiêu đề rất ngắn hoặc rất dài). Nhưng đây thường là những thay đổi nhỏ, vì vậy bạn nên dành thời gian để làm cho tiêu đề của mình hấp dẫn nhất có thể.
Dưới đây là một số lưu ý khi tối ưu hóa tiêu đề (title) trong SEO Onpage:
Mô tả meta không phải là yếu tố xếp hạng, nhưng chúng có thể mang lại nhiều lượt nhấp và lưu lượng truy cập hơn cho trang web. Viết meta description hấp dẫn, tóm tắt được nội dung của trang và khuyến khích người dùng nhấp vào từ kết quả tìm kiếm.
Sau đây là những gì bạn cần làm để tối ưu SEO Onpage cho meta description:
Sắp xếp nội dung của bạn bằng các thẻ tiêu đề để thân thiện với công cụ tìm kiếm và người dùng.
Hãy chèn các từ khóa SEO quan trọng một cách tự nhiên và sử dụng đa dạng từ khóa trong các thẻ tiêu đề của trang web. Nên đặt các từ khóa chính vào tiêu đề <h1> và <h2>.
Dưới đây là hướng dẫn chung khi tối ưu heading tags:
URL là một yếu tố cực kỳ quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả SEO Onpage. Khi tối ưu SEO Onpage nên sử dụng cấu trúc URL ngắn gọn, làm nổi bật được chủ đề cốt lõi của trang.
Một URL được tối ưu SEO Onpage cần đáp ứng các tiêu chí sau:
Giúp các công cụ tìm kiếm khám phá và hiểu mối quan hệ giữa các trang khác nhau trên trang web của bạn bằng cách thêm liên kết nội bộ vào nội dung của bạn. Để thêm liên kết nội bộ vào nội dung của bạn, bạn sẽ cần:
Ngoài việc tối ưu hóa nội dung và từ khóa, bạn cũng cần chú ý đến việc tối ưu hình ảnh trong SEO Onpage. Bạn cũng có thể áp dụng kỹ thuật tối ưu chuyên sâu hơn bằng cách SEO hình ảnh để lên top tìm kiếm. Vì các công cụ tìm kiếm không thể nhận biết trực tiếp nội dung của hình ảnh và chỉ đọc được các ký tự và chữ cái. Do đó, việc thêm văn bản (ALT Text) vào hình ảnh sẽ giúp Google dễ dàng nhận diện và hiểu nội dung hơn.
Dưới đây là cách tối ưu hình ảnh khi làm SEO Onpage:
Hiện tại có khoảng 803 loại schema được liệt kê trên Schema.org, nhưng Google chỉ hỗ trợ một số ít trong số này. Tuy nhiên, Google đã ám chỉ rằng họ có thể hỗ trợ nhiều định dạng hơn trong tương lai.
Bạn chỉ nên thêm các loại schema phù hợp với website của mình như sau:
Vậy làm thế nào để thêm lược đồ schema markup vào website?
Hầu hết các hệ thống quản lý nội dung (CMS) hiện nay đều có thể triển khai lược đồ schema ngay khi cài đặt.
Nếu bạn sử dụng WordPress, bạn có thể chọn plugin như Yoast SEO, Rank Math. Cả hai plugin SEO trên đều hỗ trợ gần như đầy đủ các loại schema hiện có.
Hãy nhớ rằng, mục tiêu lớn nhất của hầu hết các website là tạo ra chuyển đổi. Điều đó có nghĩa là mỗi trang trên trang web của bạn phải bao gồm ít nhất một lời kêu gọi hành động (CTA).
Theo hướng dẫn đánh giá chất lượng nội dung của Google khuyến khích tác giả thể hiện được các yếu tố E-EAT bao gồm: chuyên môn, kinh nghiệm, thẩm quyền và độ tin cậy. Bạn có thể nhấn mạnh các yếu tố E-EAT của mình theo một số cách như sau:
Hiện nay có khá nhiều công cụ SEO có thể hỗ trợ cho các tối ưu SEO Onpage. Các công cụ SEO Onpage thường cung cấp các tính năng như nghiên cứu từ khóa, tối ưu hóa nội dung và theo dõi hiệu suất website.
Một số công cụ SEO Onpage được nhiều chuyên gia SEO sử dụng đó là:
SEO Onpage liên quan đến việc tối ưu hóa các trang web riêng lẻ để cải thiện thứ hạng trên kết quả tìm kiếm. Technical SEO liên quan đến việc tối ưu hóa các khía cạnh về kỹ thuật của website, đảm bảo rằng tất cả các trang web đều có thể được công cụ tìm kiếm thu thập thông tin và lập chỉ mục.
SEO Onpage tập trung vào việc tối ưu hóa các yếu tố bên trong trang web, như nội dung, cấu trúc và mã nguồn. Ngược lại, SEO Offpage lại hướng đến việc xây dựng uy tín cho trang web thông qua các hoạt động bên ngoài như xây dựng liên kết, marketing trên mạng xã hội và các hoạt động PR
SEO Onpage là một phần không thể thiếu đối với khi SEO. Onpage tác động trực tiếp đến thứ hạng của trang web trên kết quả tìm kiếm và trải nghiệm của người dùng. Việc bỏ qua SEO Onpage có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng hiển thị và mức độ tương tác của người dùng trên trang web của bạn.
Câu trả lời là CÓ. SEO Onpage không phải là nhiệm vụ thực hiện 1 lần là xong. Việc theo dõi và cập nhật thường xuyên là điều hết sức cần thiết, với tần suất được đề xuất là ít nhất một lần trong một tháng để kiểm tra định kỳ. Thực hiện các đánh giá chuyên sâu hơn theo quý để đảm bảo nội dung của bạn luôn phù hợp với các thuật toán mà các công cụ tìm kiếm đặc biệt là Google đang phát triển.
Bạn đang gặp khó khăn trong việc tối ưu Onpage của mình? Đừng lo lắng, SEORANKLEAD sẽ giúp bạn! Đội ngũ chuyên gia SEO của chúng tôi sẽ thực hiện một bản đánh giá toàn diện về website của bạn và đưa ra những giải pháp tối ưu hóa hiệu quả nhất. Với hơn 10 năm kinh nghiệm triển khai dịch vụ SEO, chúng tôi tự tin sẽ giúp bạn cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm và tăng lượng truy cập cho website. Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí!
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SEORANKLEAD
Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO nói riêng và Digital Marketing nói chung. Tư vấn và trực tiếp triển khai hơn 100 dự án SEO của SEORankLead.