Meta Description là đoạn văn bản đầu tiên trên trang web của bạn mà người dùng thấy trê kết quả tìm kiếm, vì thế tối ưu thẻ mô tả là việc khá quan trọng khi SEO website. Đoạn meta description có thể ảnh hưởng đến hiệu suất SEO của trang mặc dù không phải là yếu tố xếp hạng của Google.
Bài viết này sẽ cho bạn biết lý do tại sao mô tả lại quan trọng trong SEO và cách viết meta description hiệu quả. Tuy nhiên, trước hết chúng ta hãy thảo luận về thẻ mô tả là gì.
Thẻ mô tả hay meta description là một phần tử HTML có vai trò tóm tắt ngắn gọn về nội dung của một trang web. Meta description nên được viết một cách độc đáo, mang tính mô tả và liên quan đến nội dung trang web.
Thẻ mô tả của một trang web được thêm vào phần <head> trong html dưới dạng như sau:
<meta name=”description” content=”Learn how to develop a tone of voice for your brand and use our template to get started.”>
Hầu hết các hệ thống quản lý nội dung (CMS) và plugin SEO đều cho phép bạn thêm và chỉnh sửa meta description dễ dàng.
Thẻ mô tả thường xuất hiện dưới dạng đoạn trích bên dưới URL và tiêu đề của trang trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP) Google.
Trong một số trường hợp Google có thể tự động tạo đoạn mô tả trên SERP, nội dung đoạn trích này sẽ dựa trên truy vấn tìm kiếm, nội dung và thẻ mô tả của trang.
Meta Description cũng có thể được hiển thị khi chia sẻ liên kết trên các nền tảng mạng xã hội, thay cho mô tả dành riêng cho social media như og:description.
Mặc dù Meta Description không phải là yếu tố xếp hạng trực tiếp nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng trong SEO.
Meta Description được sử dụng để tạo các đoạn trích mô tả cho người tìm kiếm biết về trang của bạn, từ đó giúp trang web của bạn nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh trên SERP.
Một đoạn trích mô tả hấp dẫn sẽ thu hút nhiều người nhấp vào liên kết của bạn hơn, giúp cải thiện tỷ lệ nhấp (CTR) và tăng nhận diện thương hiệu.
Cả hai điều trên đều là mục tiêu của hầu hết các chiến lược SEO.
Việc thêm meta description cho các trang là một ý tưởng hay tuy nhiên đây là công việc không bắt buộc phải viết mô tả cho tất cả các trang trên website.
Lý do vì Google không phải lúc nào cũng dùng thẻ mô tả của bạn và hiển thị chúng trên kết quả xếp hạng. Đôi khi Google sẽ tự động tạo ra các đoạn trích dựa trên truy vấn tìm kiếm của người dùng và nội dung từ trang web. Trường hợp này xảy ra nếu Google cho rằng meta description của bạn không đáp ứng được ý định tìm kiếm của người dùng.
Không những vậy việc thiết lập mô tả cho mọi trang có thể tốn rất nhiều thời gian. Vì thế, hãy ưu tiên thêm meta description cho các SEO landing page, trang sản phẩm trước, sau đó hay sắp xếp thời gian để viết mô tả cho các trang còn lại.
Sử dụng các cách tối ưu sau đây để viết thẻ mô tả tốt hơn:
Chắc hẳn bạn đang thắc mắc meta description nên có độ dài bao nhiêu?
Mặc dù không có một quy định cụ thể nào về giới hạn độ dài cho meta description, nhưng Google sẽ cắt bớt các đoạn mô tả quá dài trên SERP, điều này có thể làm giảm CTR của bạn.
Theo khảo sát hàng ngàn truy vấn tìm kiếm trên Google, chúng tôi khuyên bạn nên giữ cho meta description dài khoảng khoảng 150 ký tự hoặc 680 pixel. Độ dài thẻ mô tả này giúp bạn có đủ không gian để viết tóm tắt nội dung trang web hiệu quả và giảm nguy cơ bị Google cắt bớt trong SERP.
Một lưu ý quan trọng nữa đó là hãy giữ thông tin quan trọng gần phần đầu thẻ mô tả. Việc này nhằm thu hút sự chú ý của người đọc và tránh bị cắt bớt các thông tin quan trọng bị cắt bớt.
Met description phải bao gồm từ khóa chính của trang – truy vấn tìm kiếm mà bạn muốn được xếp hạng cho trang web đó.
Việc thêm từ khóa này có thể sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả SEO của bạn. Nhưng nó có thể thúc đẩy người dùng nhấp chuột vào trang web của bạn. Vì Google thường in đậm các từ khóa liên quan đến truy vấn tìm kiếm trong đoạn mô tả trên SERP.
Ví dụ: Giả sử bạn muốn xếp hạng cho “giày chạy bộ tốt nhất”.
Trong mô tả meta này, cụm từ liên quan đến “giày chạy bộ” không được đề cập. Vì vậy, người tìm kiếm có thể nghĩ rằng trang web này không có liên quan đến truy vấn tìm kiếm.
Đoạn mô tả SEO tiếp theo này nổi bật hơn nhờ phần in đậm cụm từ liên quan đến truy vấn tìm kiếm. Meta Description giải quyết được nhu cầu tìm kiếm một cách rõ ràng.
Hiểu được mục đích tìm kiếm cho mỗi truy vấn là chìa khóa để viết meta description hiệu quả.
Cùng xem qua 2 ví dụ sau đây:
Hãy thực hiện phân tích mục đích tìm kiếm trước khi viết thẻ mô tả. Việc này giúp bạn tự tin đảm bảo với người tìm kiếm rằng trang web bạn có tất cả những gì họ cần.
CTA là câu kêu gọi hành động bắt đầu bằng một động từ. Lời kêu gọi hành động (CTA) cho người tìm kiếm biết họ nên làm gì tiếp theo. Sử dụng CTA trong mô tả để thúc đẩy tỉ lệ nhấp chuột.
Xem qua ví dụ trước và sau khi thêm CTA:
Trước: Hành lý, phụ kiện du lịch, v.v. trên trang web của ABC. Có thể in tên miễn phí khi mua bất kỳ sản phẩm nào.
Sau: Mua ngay hành lý & phụ kiện du lịch cao cấp online. In tên MIỄN PHÍ khi mua hàng.
Meta Description giúp cung cấp ngữ cảnh về trang web cho các công cụ tìm kiếm và người dùng, nên cách tốt nhất là mỗi trang nên có một đoạn mô tả khác nhau và không bị trùng lặp.
Theo cách đó, bạn có thể cho người dùng biết chính xác nội dung của từng trang, từ đó tối đa hóa CTR của bạn.
Nếu bạn không có thời gian để viết mô tả cho từng trang theo cách thủ công, bạn có thể sử dụng các công cụ AI như Content Shake AI để tự động hóa quy trình này.
Bạn cũng nên ưu tiên viết meta description cho các trang quan trọng và sau đó bổ sung cho các trang còn lại khi có thời gian.
Google không sử dụng thẻ mô tả như một yếu tố xếp hạng trực tiếp. Tuy nhiên, meta description có thể tác động đến tỷ lệ nhấp, đây là yếu tố xếp hạng chính.
Câu trả lời là CÓ. Một mô tả meta được viết tốt bao gồm các từ khóa kích hoạt hành động, cung cấp thông tin rõ ràng, đưa ra mô tả độc đáo, quảng bá các đoạn trích chi tiết và đưa ra lời hứa có thể làm tăng đáng kể CTR, thu hút nhiều lưu lượng truy cập hơn vào trang web của bạn và có khả năng cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.
Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO nói riêng và Digital Marketing nói chung. Tư vấn và trực tiếp triển khai hơn 100 dự án SEO của SEORankLead.