Thẻ meta title hay title tag là mã HTML giúp các công cụ tìm kiếm và trình duyệt web biết trang web đang đề cập đến chủ đề gì.
Tối ưu tiêu đề trang là một phần quan trọng trong tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), vì thẻ tiêu đề ảnh hưởng đến thứ hạng trên công cụ tìm kiếm cũng như tỉ lệ nhấp vào trang web từ người dùng.
Meta Title hay được gọi là thẻ tiêu đề, là một phần tử HTML quan trọng mô tả nội dung của trang web.
Về cơ bản, meta title của trang web hoạt động như tiêu đề của một cuốn sách hoặc tiêu đề của một bài báo, thẻ tiêu đề thường thể hiện ngắn gọn và chính xác những gì người đọc có thể mong đợi từ nội dung.
Trong trang kết quả tìm kiếm, Title Tag thường được hiển thị như là tiêu đề có thể nhấp trong SERP:
Thẻ tiêu đề ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ nhấp chuột (CTR) và thứ hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm.
Dưới đây là 4 lý do chính làm cho thẻ tiêu đề trở nên quan trọng đặc biệt là trong SEO:
Title Tag có thể ảnh hưởng đến thứ hạng trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm của Google, Bing,… (tức là khả năng hiển thị trong kết quả tự nhiên của công cụ tìm kiếm).
Bởi vì các công cụ tìm kiếm như Google sử dụng tiêu đề để hiểu trang của bạn nói về điều gì. Cũng như xác định mức độ liên quan của trang web đối với từng truy vấn tìm kiếm của người dùng.
Google thường sử dụng title tag làm liên kết tiêu đề. Đây là các tiêu đề có thể nhấp vào trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP).
Liên kết tiêu đề có thể có tác động đáng kể đến số lượt nhấp mà bạn nhận được (hay tỉ lệ click chuột). Tiêu đề cũng ảnh hưởng đến nhận thức của người tìm kiếm về thương hiệu của bạn.
Thẻ tiêu đề cũng sẽ xuất hiện trong các tab của trình duyệt. Điều này giúp người dùng dễ dàng điều hướng đến đúng trang khi họ mở nhiều tab.
Tối ưu thẻ tiêu đề có thể giúp bạn xếp hạng cao hơn, có nhiều lưu lượng truy cập hơn và cải thiện trải nghiệm người dùng.
Với các phương pháp tối ưu SEO cho title tag dưới đây, bạn có thể tạo được thẻ tiêu đề hấp dẫn và đáp ứng được các yếu tố SEO hiệu quả:
Độ dài thẻ tiêu đề tối ưu SEO là từ 50 đến 60 ký tự.
Tuy không có quy định cụ thể nào về giới hạn ký tự cho thẻ tiêu đề. Tuy nhiên nếu thẻ tiêu đề của bạn quá dài (tính theo pixel), Google có thể cắt bớt tiêu đề khi hiển thị trong SERP. Điều này có thể gây nhầm lẫn cho người dùng, khiến họ không nhấp vào kết quả của bạn.
Hay nếu thẻ tiêu đề của bạn quá ngắn, bạn có thể sẽ không thể mô tả chủ đề và nội dung trang của mình một cách đầy đủ và chính xác.
Dưới đây là một số lưu ý để giữ cho tiêu đề trang web được ngắn gọn:
Tiêu đề không trùng lặp giúp Google dễ dàng trong việc xác định mục đích và chủ đề của từng trang, tiêu đề trang độc đáo còn tác động đến tỷ lệ nhấp vào trang web của người dùng.
Hãy tưởng tượng bạn sở hữu một website thương mại điện tử, tất cả các trang web trên website đều có cùng tiêu đề chung như “Cửa hàng trang trí nội thất nhà cửa”. Nếu người dùng tìm kiếm cụ thể về “bàn trà”, chắc chắn Google sẽ đánh giá tiêu đề chung như trên không khớp với truy vấn tìm kiếm và không hiển thị bất cứ trang nào của bạn trên kết quả tìm kiếm.
Vì vậy, việc bao gồm từ khóa trong tiêu đề là rất quan trọng và sẽ giúp tiêu đề trang trở nên trực quan hơn đối với người đọc và công cụ tìm kiếm.
Khi viết tiêu đề trang web, bạn chỉ nên chèn một từ khóa mục tiêu chính (từ khóa SEO) vào thẻ tiêu đề.
Tránh việc nhồi nhét nhiều từ khóa vào một tiêu đề trang vì Google có thể đánh giá trang web đó đang spam từ khóa dẫn đến giảm thứ hạng trên kết quả tìm kiếm.
Việc chèn quá nhiều từ khoá sẽ làm cho tiêu đề trở nên gượng gạo không tự nhiên, gây khó chịu cho người dùng, từ đó làm giảm tỷ lệ nhấp vào trang web của bạn.
Phân tích SERP giúp bạn hiểu loại tiêu đề nào hiệu quả, từ đó có thể có những ý tưởng nhất định để tạo ra một tiêu đề nổi bật.
Tuy nhiên tránh tạo tiêu đề quá giống với đối thủ cạnh tranh trên SERP. Hãy cố gắng tạo ra một tiêu đề nổi bật và thu hút được sự quan tâm của người dùng. Khi đó bạn có cơ hội nhận được nhiều lượt nhấp hơn dù xếp hạng thấp hơn.
Thẻ H1 (hoặc thẻ tiêu đề 1) phải chứa tiêu đề chính xuất hiện trên trang.
Bản chất thẻ tiêu đề và thẻ H1 đều hoạt động như tiêu đề trang nên chúng phải có sự tương đồng về nội dung.
Điều này giúp Google tin tưởng hơn vào chủ đề của trang web. Và tránh gây nhầm lẫn cho người dùng.
Bạn có thể dễ dàng xem lại thẻ tiêu đề của trang web bằng extension SEOQuake trực tiếp trên trình duyệt web.
Để kiểm tra toàn bộ các thẻ tiêu đề của tất cả các trang web bạn có thể sử dụng các công cụ kiểm tra Onpage như Screaming Frog hay Website Auditor.
Cách phổ biến nhất để cập nhật thẻ tiêu đề trang web là thông qua hệ thống quản lý nội dung (CMS).
Ví dụ, khi bạn chỉnh sửa một trang trong WordPress với plugin Rank Math, bạn sẽ thấy một trường như thế này:
Ngoài ra, bạn có thể chỉnh sửa mã html của trang. Bạn sẽ cần tạo một thẻ tiêu đề như thế này:
<title>Tiêu đề trang</title>
Tiếp theo, bạn chèn đoạn tiêu đề trên vào phần <head> trong HTML trang web.
Thẻ tiêu đề là một yếu tố xếp hạng trong SEO Onpage được John Mueller của Google xác nhận. Mặc dù Title tag có thể không phải là yếu tố quyết định đến vị trí trang web trong SERP, nhưng thẻ tiêu đề phần quan trọng giúp các công cụ tìm kiếm như Google hiểu được trang đó nói về điều gì.
Thẻ tiêu đề và thẻ H1 đều có chung mục đích đó là thể hiện nội dung của trang web, nhưng chúng cũng có một số điểm khác biệt quan trọng.
Sự khác biệt chính giữa thẻ tiêu đề và thẻ H1 là nơi chúng xuất hiện:
Thẻ tiêu đề ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ nhấp (CTR), tác động trực tiếp đến lưu lượng truy cập trang web. Một thẻ tiêu đề liên quan đến truy vấn tìm kiếm và có nội dung hấp dẫn có thể làm tăng CTR đáng kể.
Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO nói riêng và Digital Marketing nói chung. Tư vấn và trực tiếp triển khai hơn 100 dự án SEO của SEORankLead.