Công cụ tìm kiếm đóng vai trò quan trọng giúp người dùng nhanh chóng tìm thấy thông tin mà họ cần từ hàng tỷ trang web trên internet. Ngày nay, các công cụ tìm kiếm như Google sử dụng các thuật toán tìm kiếm phức tạp để đánh giá và xếp hạng website dựa trên mức độ liên quan và chất lượng nội dung của website đó. SEO hiểu đơn giản là tất cả các công việc bạn cần làm để tăng thứ hạng website của trên các công cụ tìm kiếm.
SEO mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho các doanh nghiệp như: tăng lưu lượng truy cập không phải trả tiền, tiếp cận nguồn khách hàng tiềm năng chất lượng, tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận, giảm chi phí quảng cáo cho các dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp và nâng cao uy tín thương hiệu trên môi trường internet.
Để hiểu được cách SEO hoạt động, trước tiên bạn phải cần hiểu được cơ chế hoạt động gồm 3 giai đoạn chính crawling, indexing và ranking của các công cụ tìm kiếm đặc biệt là Google.
Việc hiểu được các loại hình SEO chính như: SEO Ecommerce , SEO Local và SEO Youtube cũng sẽ giúp bạn có được định hướng và lên chiến lược SEO đúng đắn.
Khi nhắc đến SEO, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các kỹ thuật liên quan đến coding phức tạp. Điều này không hoàn toàn đúng, khi tối ưu SEO bạn chỉ cần tập trung vào 3 phần chính đó là: SEO Technical, SEO Onpage, SEO Offpage.
Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu tất tần tật các khái niệm, lợi ích và cách tối ưu SEO một cách chi tiết và dễ hiểu nhất.
SEO viết tắt của Search Engine Optimization là quá trình tối ưu hóa trang web nhằm đạt được thứ hạng cao trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm và tăng được lưu lượng truy cập không trả tiền (Kareem, 2009).
Ví dụ: Giả sử bạn sở hữu một trang web bán đồng hồ. Khi ai đó tìm kiếm “đồng hồ nữ” trên Google. Hãy thử tưởng tượng rằng website bán đồng hồ của bạn xuất hiện ở trang đầu tiên trên kết quả tìm kiếm này.
Tuy nhiên, làm SEO không phải là cách duy nhất để website của bạn hiển thị ở đầu trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP). PPC viết tắt của Pay Per Click cũng là một cách khác để khách hàng có thể thấy bạn trên kết quả tìm kiếm. Nghĩa là, mỗi khi người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn, thì bạn sẽ phải trả tiền cho công cụ tìm kiếm.
Bạn có thể dễ dàng phân biệt được đâu là quảng cáo và đâu là kết quả tìm kiếm tự nhiên trên SERP như hình bên dưới.
Các website quảng cáo trả tiền PPC hiển thị với biểu tượng “Ad”, “Quảng cáo”, “QC”, “Sponsor”, “Được tài trợ” thường xuất hiện ở đầu hoặc cuối trang kết quả tìm kiếm. Tiếp đến là kết quả tìm kiếm tự nhiên hay SEO.
Vì chúng tôi sẽ đi sâu vào cơ chế hoạt động và lợi ích của SEO nên điều quan trọng là bạn cần hiểu sự khác biệt giữa SEO và PPC cũng như những lợi ích mà cả hai tùy chọn mang lại cho doanh nghiệp.
SEO | PPC | |
Ưu điểm | Lưu lượng truy cập miễn phí 100% (trừ trường hợp bạn trả tiền cho agency làm dịch vụ SEO). Trên hết, lưu lượng truy cập không phải trả tiền (organic traffic) có xu hướng mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao hơn vì người dùng thích kết quả tự nhiên hơn quảng cáo. | Miễn là bạn ngân sách để trả tiền cho quảng cáo, trang web của bạn có thể hiển thị ở đầu SERP gần như ngay lập tức. Quảng cáo trả phí có khả năng tùy chỉnh cao và nếu bạn là nhà tiếp thị giỏi, các quảng cáo PPC này có thể mang lại ROI đáng kinh ngạc. |
Nhược điểm | SEO là chiến lược dài hơi và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm. Điều quan trọng cần phải hiểu là SEO cần có thời gian (ít nhất 4-6 tháng) để có thể thấy được kết quả, ngay cả khi bạn đang đi đúng hướng. | Bạn cần ngân sách lớn nếu bạn muốn thấy được lợi nhuận từ quảng cáo PPC. Một số ngành cạnh tranh cao như bất động sản, mỗi lần nhấp chuột có thể tiêu tốn hàng trăm nghìn đồng. |
Tuy nhiên, nếu có một điểm chung giữa các chuyên gia SEO và PPC thì đó là cả hai đều hiểu rõ tầm quan trọng của việc xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm đặc biệt là Google. Nói một cách đơn giản, mọi người càng dễ tìm thấy bạn thì bạn càng nhận được nhiều cơ hội tiếp cận với khách hàng tiềm năng, từ đó mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp .
Tiếp thị hay quảng cáo truyền thống (TV, phát thanh, PR) là cách tiếp cận hướng ra bên ngoài, nghĩa là bạn phải phá vỡ sự chú ý của mọi người để truyền tải thông điệp của mình.
Với SEO, mọi người sẽ tự tìm đến với bạn như có nhu cầu tìm hiểu thông tin hoặc mua sắm. Hiểu đơn giản, khi người dùng tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ thì họ sẽ truy cập vào website của bạn nơi sẽ giải quyết thắc mắc của người dùng. Điều này mang lại lợi ích kinh doanh cực lớn cho doanh nghiệp.
Hãy tưởng tượng doanh nghiệp của bạn có thể phát triển đến mức nào nếu bạn có một lượng khách hàng truy cập miễn phí vào trang web của mình từ ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác. Điều này hoàn toàn có thể thành sự thật trong vài tháng tới nếu bạn đầu tư vào SEO ngay hôm nay.
Tôi muốn bạn có một bức tranh rõ ràng về lợi ích của SEO vì khi triển khai một dự án SEO đòi hỏi rất nhiều công sức và sự kiên nhẫn từ bạn.
Tăng organic traffic được xem là mục tiêu hàng đầu đối với SEO. SEO giúp trang web của bạn xuất hiện ở vị trí cao trong kết quả tìm kiếm, từ đó làm tăng khả năng được tìm thấy và thu hút lượt truy cập từ người dùng qua các công cụ tìm kiếm. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Chaffey và Ellis-Chadwick năm 2019, 63% nhà tiếp thị cho rằng SEO là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để thúc đẩy lưu lượng truy cập không phải trả tiền (organic traffic) đến trang web của họ.
Khi trang web của bạn được tối ưu SEO và xuất hiện ở các vị trí đầu trong kết quả tìm kiếm, website lúc đó sẽ thu hút được lượng truy cập (traffic) từ những người có ý định mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ. Điều này giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi từ lượt xem thành khách hàng tiềm năng. Theo khảo sát của Hubspot năm 2019, khách hàng tiềm năng được tạo từ các công cụ tìm kiếm đạt mức trung bình là 15%, cao hơn 12% so với outbound marketing.”
Với SEO, bạn sẽ tiếp cận được với những khách hàng thực sự có nhu cầu và quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn. Khách hàng tiềm năng truy cập vào trang web của bạn thông qua SEO có tỉ lệ chuyển đổi thành khách mua hàng rất cao. Theo Chaffey và Ellis-Chadwick năm 2019, SEO tạo ra tỷ lệ chuyển đổi cao hơn và lợi tức đầu tư (ROI) tốt hơn so với quảng cáo trả phí. Theo thống kê của Google Search, khách hàng tiềm năng qua SEO có tỷ lệ chuyển đổi trở thành khách hàng là 14,6%, trong khi các kênh tiếp thị truyền thống tỉ lệ này chỉ khoảng 1,7%.
Khi trang web của bạn xuất hiện ở vị trí cao trong kết quả tìm kiếm, website sẽ tạo được dấu ấn tượng tích cực với người dùng và giúp xây dựng uy tín và niềm tin đối với thương hiệu của bạn hiệu quả. Một nghiên cứu của Odden năm 2012 tiết lộ rằng SEO ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức về thương hiệu, dẫn đến tăng cường nhận thức và nhận diện thương hiệu của người tiêu dùng.
Khi tôi nói đến công cụ tìm kiếm, tôi cá rằng từ đầu tiên bạn nghĩ đến là Google. Điều đó hoàn toàn có lý, vì Google sở hữu hơn 90% thị phần trong lĩnh vực tìm kiếm theo khảo sát từ Oberlo năm 2019. Vì thế nên từ giờ trở đi, tôi sẽ tập trung nói về Google thay vì sử dụng thuật ngữ rộng hơn là ‘công cụ tìm kiếm’.
Google Tìm kiếm có hai mục tiêu đơn giản, mục tiêu quan trọng số 1 đó là làm cho người dùng hài lòng. Điều đó có nghĩa là cung cấp các kết quả tìm kiếm tốt nhất, nhanh chóng và chính xác nhất có thể, để người dùng không đổ xô đến Bing, Yahoo hoặc bất kỳ thứ gì khác.
Mục tiêu số hai là bán quảng cáo. Google là một công ty trị giá 50 tỷ USD – họ kiếm được 90% doanh thu đó từ việc bán quảng cáo theo Investopedia. Miễn là mọi người đang sử dụng Google Tìm kiếm thì luồng doanh thu đó sẽ an toàn (đấy là lý do tại sao mục tiêu số 1 là quan trọng nhất).
Tóm lại, Google cần thu hút và giữ chân người dùng bằng cách đảm bảo thuật toán tìm kiếm mang lại kết quả phù hợp nhất.
Để trang web của bạn hiển thị cao hơn trong kết quả tìm kiếm, bạn cần hiểu cách Google xếp hạng trang web.
Ở cấp độ cơ bản, Google sử dụng quy trình gồm 3 bước:
Google đã và đang “thu thập dữ liệu” của hàng tỷ trang mỗi ngày, bằng cách sử dụng các chương trình tự động được gọi là ‘bot’ hoặc ‘spider’. Các bot này đi theo các liên kết từ trang này sang trang khác (crawling) và sau đó lập chỉ mục (indexing) vào cơ sở dữ liệu của Google. Tính đến nay, cơ sở dữ liệu đó chứa hàng nghìn tỷ trang và chiếm hơn 100.000.000 gigabyte trong bộ lưu trữ.
Các thuật toán tìm kiếm sau đó sàng lọc dữ liệu và xếp hạng các trang gần như ngay lập tức dựa trên hơn 200 tín hiệu theo Google (Backlinko, 2019).
Các thuật toán này là công cụ bí mật của Google, chúng sẽ xác định trang nào sẽ hiển thị cho truy vấn cụ thể nào.
Điều quan trọng là bạn phải hiểu rằng mặc dù chúng tôi biết hầu hết các tín hiệu đó là gì – nhưng không ai ngoài Google có thể cho bạn biết chính xác cách thức hoạt động của thuật toán tìm kiếm. Điều đó có nghĩa là không có công thức cụ thể nào khi nói đến SEO.
Trong phần này của bài viết, chúng tôi sẽ đề cập để 3 loại hình SEO phổ biến nhất đó là:
SEO Ecommerce hay SEO thương mại điện tử là quá trình tối ưu SEO cho website hay cửa hàng bán hàng trực tuyến trên Google hoặc các công cụ tìm kiếm khác. Mục đích của SEO Ecommerce là tạo ra lưu lượng truy cập tự nhiên qua các từ khóa sản phẩm từ đó tạo ra đơn hàng qua website.
Ví dụ: Khi bạn tìm kiếm thông tin về “laptop cũ”, bạn sẽ được chuyển đến trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs) bao gồm các website bán laptop cũ.
SEO Local hay SEO địa phương là quá trình tối ưu hóa trang web để website của bạn xuất hiện ở vị trí đầu tiên trên Google cho các tìm kiếm liên quan đến địa điểm, khu vực, thành phố hoặc quốc gia mà website đang nhắm tới.
Ví dụ: Các từ khóa liên quan đến SEO Local thường có cấu trúc “sản phẩm, dịch vụ + địa phương/địa điểm”, ví dụ: sửa tủ lạnh tphcm hay sửa máy tính quận bình thạnh,…
SEO Youtube là quá trình tối ưu giúp cho video của bạn trở nên thân thiện với bộ máy tìm kiếm của Youtube. SEO Youtube nhằm mục đích đưa video lên top tìm kiếm của Youtube Search. SEO Youtube cũng giúp những người làm nội dung Youtube để dễ dàng tiếp cận khách hàng trên nền tảng video này từ đó tăng view hiệu quả.
Ví dụ: Bạn muốn học tiếng anh, khi vào Youtube bạn sẽ tìm kiếm “cách học tiếng anh hiệu quả”. Những video được tối ưu SEO Youtube sẽ xuất hiện ở những vị trí đầu.
Như đã đề cập ở phần trước, tối ưu SEO bao gồm ba phần chính, mỗi phần tập trung vào các khía cạnh khác nhau của việc cải thiện thứ hạng trang web trên Google đó là:
Việc nắm vững và thực hiện đều đặn các công việc trong từng phần chính ở trên sẽ giúp bạn đạt được kết quả SEO tốt nhất.
Technical SEO bao gồm các giải pháp và điều chỉnh về mặt kỹ thuật (Technical) trên website nhằm đảm bảo rằng Google có thể thu thập thông tin, lập chỉ mục và hiểu trang web của bạn một cách hiệu quả. Các hoạt động SEO Technical không liên quan trực tiếp đến việc tạo hoặc chỉnh sửa nội dung trang web. Tối ưu Technical SEO liên quan đến các yếu tố như cấu trúc trang web, tốc độ tải trang, bảo mật, và khả năng tương thích với các thiết bị di động.
Ví dụ:
SEO Onpage liên quan đến việc chỉnh sửa và cải thiện nội dung và cấu trúc của từng trang trên website. Mục tiêu của SEO Onpage là giúp website của bạn trở nên thân thiện hơn với người dùng và Google. Theo Patel năm 2015 cho biết “SEO Onpage phù hợp sẽ cải thiện khả năng hiển thị và xếp hạng của trang web.”
Một số công việc trong tối ưu SEO Onpage bao gồm:
SEO Offpage liên quan đến các hành động nhằm tăng cường uy tín và sự hiện diện của trang web trên môi trường internet mà không trực tiếp thực hiện trên trang web của bạn. Mục đích chính của SEO Offpage là xây dựng liên kết (link building) có giá trị đến trang web. Theo nghiên cứu của Krrabaj và cộng sự năm 2017 nhấn mạnh tác động của tối ưu Offpage đối với kết quả xếp hạng tự nhiên. Thực hiện các kỹ thuật SEO Offpage có thể cải thiện khả năng xuất hiện của một trang web trong các kết quả tìm kiếm hàng đầu.
Các công việc tối ưu Offpage có thể bao gồm:
SEO Onpage tập trung vào việc tối ưu hóa nội dung và các yếu tố trên trang web của bạn, bao gồm từ khóa, tiêu đề, thẻ mô tả, nội dung, hình ảnh và liên kết nội bộ. Nó đảm bảo rằng trang web của bạn thân thiện với công cụ tìm kiếm và cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Trong khi đó, SEO Offpage tập trung vào việc tăng uy tín và tầm ảnh hưởng của trang web thông qua các hoạt động bên ngoài trang web, đặc biệt là việc xây dựng liên kết ngược từ các trang web khác. Nó cũng bao gồm các hoạt động như tiếp thị qua mạng xã hội, viết blog khách, và tương tác với influencer để tạo ra sự lan truyền và tăng cường sự nhận thức về trang web của bạn.
Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã biết SEO là gì và tầm quan trọng của SEO, vậy bạn có muốn theo đuổi công việc này không? Nếu câu trả lời là có thì hay xem qua các công việc chính của một nhân viên SEO:
Nếu bạn là chủ doanh nghiệp không có nhiều thời gian, không hiểu rõ về cách hoạt động của các công cụ tìm kiếm cũng như các chiến lược tối ưu SEO, việc thuê dịch vụ SEO có thể là lựa chọn tốt để đạt được kết quả mà không cần tốn quá nhiều thời gian để tìm hiểu về SEO. Bằng SEO Agency, bạn có thể tiết kiệm thời gian và tập trung vào các hoạt động kinh doanh chính.
Tuy nhiên, khi chọn dịch vụ SEO bạn cần chú ý chọn lựa một đơn vị uy tín và có kinh nghiệm, để đảm bảo rằng các chiến lược được triển khai một cách đúng đắn và không làm ảnh hưởng tiêu cực đến website trong dài hạn.
Để bắt đầu học SEO, bạn cần nắm vững kiến thức cơ bản về SEO và tìm hiểu các nguồn kiến thức đáng tin cậy. Tham gia các khóa học trực tuyến hoặc offline cũng là một cách tốt để học từ các chuyên gia. Thực hành trên một trang web hoặc blog là cách hiệu quả để áp dụng những kiến thức đã học. Hãy tham gia vào cộng đồng và diễn đàn SEO để trao đổi kiến thức và kinh nghiệm. Cuối cùng, hãy sử dụng các công cụ phân tích để đánh giá kết quả và tiến bộ của bạn.
Có nhiều công cụ SEO hữu ích mà bạn có thể sử dụng nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau như nghiên cứu từ khóa hay phân tích backlink. Google cũng cung cấp nhiều công cụ miễn phí như:
Ngoài ra, hiện nay cũng có nhiều công cụ SEO giúp quá trình SEO trở nên dễ dàng hơn. Các công cụ như SEMrush, Ahrefs và Moz Pro cung cấp các tính năng như nghiên cứu từ khóa và phân tích liên kết. Ngoài ra, các plugin như Yoast SEO cho WordPress cũng hữu ích cho việc tối ưu hóa trang web.
Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO nói riêng và Digital Marketing nói chung. Tư vấn và trực tiếp triển khai hơn 100 dự án SEO của SEORankLead.