Chat with us, powered by LiveChat
Shape Image One
Shape Image One
 Shape Image Four
 Shape Image Four
 Shape Image Four
 Shape Image Four
 Shape Image Four
 Shape Image Four
Từ khoá SEO là gì? Hướng dẫn SEO từ khóa lên top Google

Từ khoá SEO là gì? Hướng dẫn SEO từ khóa lên top Google

Rate this post

Từ khoá SEO là yếu tố nền tảng của bất kỳ chiến lược SEO nào. Việc hiểu rõ được khái niệm và tầm quan trọng của từ khoá SEO sẽ cung cấp một định hướng chiến lược lược nội dung rõ ràng.

Từ khoá SEO cũng được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như: độ dài từ khóa, search intent và từ khoá liên quan đến thương hiệu.  Việc hiểu rõ về các loại từ khoá sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và cách lựa chọn từ khóa SEO phù hợp với mục tiêu kinh doanh.

Để chiến lược SEO mang lại hiệu quả, việc tìm kiếm và lựa chọn từ khoá SEO mục tiêu cũng rất quan trọng. Các tiêu chí chọn từ khoá SEO bao gồm phân tích về search volume, độ khó của từ khoá và mục tiêu thương mại. Xem xét các khía cạnh này để đảm bảo bạn chọn được những từ khóa SEO chất lượng, không chỉ thu hút lưu lượng truy cập mà còn phù hợp với mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Các công cụ nghiên cứu từ khoá hiện nay rất đa dạng và sẽ gây ít nhiều khó khăn để lựa chọn. Sau nhiều năm nghiên cứu và đánh giá chúng tôi nhận thấy các công cụ nghiên cứu từ khoá SEO mang lại hiệu quả cao đó là Google Keyword Planner, Keywordtool.io , SEMrush và Ahrefs.

Sau khi có được bộ từ khoá chất lượng, bạn có thể áp dụng các phương pháp SEO từ khoá để tăng thứ hạng cũng như traffic đến website từ các công cụ tìm kiếm như Google, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh trực tuyến.

Từ khoá SEO là gì

Từ khoá SEO là gì?

Từ khoá SEO là các từ hoặc cụm từ được sử dụng trong nội dung trang web với mục đích cải thiện thứ hạng của từ khoá đó trên kết quả của các công cụ tìm kiếm như Google. Việc nghiên cứu từ khoá SEO giúp phát hiện ra các từ khóa tiềm năng dựa trên lưu lượng tìm kiếm (Search Volume), mức độ cạnh tranh (Keyword Difficulty), mục đích kinh doanh. (Business Potential).

Tại sao việc xác định từ khóa SEO quan trọng?

Khi bạn tối ưu nội dung SEO xung quanh các từ và cụm từ mà người dùng tìm kiếm, trang web của bạn có thể xếp hạng cao hơn cho các truy vấn đó.

Với thuật toán tìm kiếm của Google hiện nay, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng của trang web, thế nhưng từ khóa SEO là yếu tố cốt lõi giúp công cụ tìm kiếm đánh giá mức độ liên quan của nội dung trang web với truy vấn từ người dùng. Vì thế, việc xác định từ khóa mà khách hàng tiềm năng sử dụng khi tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ là mục tiêu đầu tiên của SEO. Nói một cách đơn giản, nếu không có từ khoá thì quá trình SEO hoàn toàn vô nghĩa.

Phân loại từ khóa SEO như thế nào?

Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét các loại từ khóa tự nhiên SEO mà những ai quan tâm đến SEO đều nên biết. Dựa theo những tiêu chí khác nhau mà từ khoá SEO cũng sẽ được phân loại theo những cách riêng. Dưới đây là 3 tiêu chí phân từ khóa phổ biến:

  • Phân loại theo độ dài từ khoá
  • Phân loại theo search intent
  • Phân loại theo thương hiệu

Phân loại từ khoá SEO

Phân loại theo độ dài từ khoá

Khi nói đến từ khoá SEO được phân loại theo độ dài từ khóa sẽ bao gồm 2 loại: Short-tail keywords và Long-tail keywords.

  • Short-tail keywords: Từ khóa đuôi ngắn hay short-tail keywords là các từ khóa SEO chỉ được tạo thành từ một đến 3 từ. Những từ khóa đuôi ngắn thường có lượng tìm kiếm cực cao nhưng mức độ cạnh cũng rất cao. (ví dụ: “seo”)
  • Long-tail keywords: Từ khóa đuôi dài hay long-tail keywords là những từ khoá SEO bao gồm từ 4 từ trở lên. Các từ khóa này có xu hướng có lượng tìm kiếm thấp hơn nhưng cũng ít cạnh tranh hơn. (ví dụ: “công ty thiết kế web uy tín”)

Phân loại theo Search Intent

Search Intent là mục đích đằng sau một truy vấn tìm kiếm. Các từ khóa được phân loại theo search intent bao gồm: informational, navigational, commercial, transactional.

  • Informational keywords: Người dùng muốn tìm hiểu thêm về điều gì đó (ví dụ: “seo là gì”)
  • Navigational Keywords: Người dùng muốn tìm một trang web hoặc một website cụ thể (ví dụ: “đăng nhập reddit”)
  • Commercial keywords: Người dùng muốn nghiên cứu về sản phẩm hoặc dịch vụ trước khi đưa ra quyết định mua hàng (ví dụ: “máy pha cà phê tốt nhất”)
  • Transactional keywords: Người dùng muốn hoàn thành một hành động cụ thể, thường là mua hàng (ví dụ: “mua laptop Dell”)

Phân loại theo thương hiệu

Việc phân loại từ khóa theo thương hiệu khá đơn giản và rất dễ nhận biết. Từ khoá SEO được phân loại theo thương hiệu bao gồm: Branded Keywords, Non-branded Keywords.

  • Branded Keywords: Từ khóa thương hiệu là từ khoá SEO được bao gồm tên thương hiệu. Đặc điểm của branded keywords là mức độ cạnh tranh thấp nhưng tỉ lệ chuyển đổi lại rất cao (ví dụ: dịch vụ seo SEORANKLEAD)
  • Non-branded Keywords: Từ khóa không được gắn thương hiệu là bất kỳ từ khóa SEO nào có liên quan đến doanh nghiệp của bạn nhưng không bao gồm tên thương hiệu. Các từ khoá Non-branded thường có lưu lượng tìm kiếm hay search volume rất cao nhưng cũng rất cạnh tranh. (ví dụ: dịch vụ seo)

Tiêu chí chọn từ khóa SEO là gì?

Các từ khóa tốt nhất cho SEO đáp ứng được các điều kiện về mức độ phổ biến, có khả năng xếp hạng và mức độ liên quan. Vì vậy, khi chọn từ khoá SEO cần xem xét các yếu tố chính đó là:

  • Search Volume
  • Keyword Difficulty
  • Business potential

Tiêu chí chọn từ khoá SEO

Search Volume

Search volume là tiêu chí chọn từ khoá SEO hàng đầu bạn cần xem xét. Số liệu về search volume cho chúng ta biết được mức độ phổ biến của từ khóa.

Từ khóa SEO có search volume lớn thường là những từ khóa có mức độ cạnh tranh cao.  Điều này khiến việc đạt thứ hạng cao trên SERPs trở nên khó khăn hơn. Ngược lại, nếu một từ khóa có lưu lượng tìm kiếm thấp, có thể đồng nghĩa với việc từ khoá này ít cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, đạt được thứ hạng cao cho những từ khóa này không mang lại nhiều giá trị nếu lượng tìm kiếm quá thấp.

Vậy search volume bao nhiêu là hợp lý cho từ khoá SEO? Câu trả lời là ngoài lượt tìm kiếm thì ta cần phải xem xét thêm các yếu tố khác như Conversion Rate hay Keyword Difficulty. Hãy ưu tiên xem xét các từ khoá đuôi dài trước, các long-tail keywords thường có search volume thấp hơn nhưng chúng thể hiện được mục đích tìm kiếm cụ thể hơn nên dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. Ví dụ: người dùng tìm kiếm từ khoá “máy lạnh” sẽ có conversion rate thấp hơn so với người dùng truy vấn tìm kiếm với từ khoá “mua máy lạnh LG”.

Keyword Difficulty (KD)

Chỉ số KD (Keyword Difficulty) giúp biết được mức độ cạnh tranh của một từ khóa cụ thể trong kết quả tìm kiếm tự nhiên. Độ khó từ khoá KD thường được tính trên thang điểm từ 0 đến 100, trong từ khoá có điểm cao sẽ có mức độ cạnh tranh cao hơn.

Chỉ số KD đặc biệt có ích cho các website mới hoặc có quy mô nhỏ, dựa vào chỉ số này bạn có thể tìm được các từ khóa có mức độ cạnh tranh vừa phải để tăng khả năng xếp hạng trên SERP.

Business potential

“Tiềm năng kinh doanh” hay business potential mô tả mức độ sinh lợi của việc xếp hạng một từ khóa đối với doanh nghiệp . Yếu tố này phụ thuộc rất nhiều vào mô hình kinh doanh của bạn. Xem xét về khía cạnh kinh doanh giúp bạn xác định được mức độ ưu của các từ khoá SEO.

Tìm từ khóa SEO như thế nào?

Để tạo dựng chiến lược SEO thành công, bạn phải biết cách tìm từ khóa SEO chất lượng và hiệu quả. Tuy nhiên, làm thế nào để bạn làm điều đó? Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu một số phương pháp tìm từ khoá SEO cơ bản mà ai cũng có thể áp dụng được. Quá trình tìm từ khoá SEO bao gồm các bước sau:

  • Tạo list từ khoá SEO tiềm năng
  • Phân tích chỉ số KD
  • Phân tích số liệu Search Volume
  • Đánh giá tiềm năng thương mại
  • Lựa chọn từ khóa SEO chính

Tìm từ khoá SEO như thế nào

Tạo list từ khoá SEO tiềm năng

Trong phần này, bạn sẽ tìm hiểu cách tìm các từ khóa SEO có liên quan đến trang web của bạn qua các phương pháp sau:

  • Tìm từ khóa từ đối thủ cạnh tranh
  • Tìm từ khóa từ seed keywords (từ khóa hạt giống)
  • Tìm từ khóa website đã xếp hạng

Từ khoá từ đối thủ cạnh tranh

Từ khóa của đối thủ cạnh tranh là các từ hoặc cụm từ mà website của các đối thủ xếp hạng trong các công cụ tìm kiếm như Google. Quá trình khám phá và phân tích từ khóa của đối thủ cạnh tranh có thể giúp bạn:

  • Hiểu được hành vi tìm kiếm của khách hàng
  • Xác định các cơ hội để vượt trội hơn đối thủ và chuyển hướng lưu lượng truy cập đến trang web của bạn từ đối thủ.
  • Tránh nhắm mục tiêu SEO đến các từ khóa quá khó

Để tìm kiếm các từ khoá từ đối thủ bạn có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khoá như: SEMRush, Ahref, Google Keyword Planner. Bạn chỉ cần nhập thông tin tên miền hoặc URL đang xếp hạng của đối thủ cạnh tranh vào các công cụ SEO này. Sau đó copy các từ khoá của đối thủ và lưu lại vào một trang tính.

Từ khoá từ seed keywords

Seed keywords là những từ khóa đuôi ngắn mô tả cho một chủ đề. Từ khoá hạt giống  thường là những thuật ngữ phổ biến với lượng tìm kiếm cao. Ví dụ: Nếu bạn có có một website bán laptop thì seed keyword ở đây sẽ là “laptop.

Việc tìm từ khóa dựa trên seed keywords đó là quá trình mở rộng danh sách từ khoá từ các từ khoá hạt giống này. Như ví dụ ở trên các từ khóa liên quan đến seed keyword “laptop” sẽ là “laptop giá rẻ” , “laptop cũ”,…

Để nghiên cứu từ khoá qua seed keywords, bạn có thể sử dụng công cụ keywordtool.io. Sau đó nhập từ khoá hạt giống vào, công cụ này sẽ gợi ý cho bạn list từ khoá liên quan.

Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các công cụ khác nhau Google Keyword Planner hay Keywords Magic Tool của SEMRush.

Từ khóa website đã xếp hạng

Website của bạn vẫn có thể xếp hạng một số từ khoá ngay cả khi bạn không tập trung tối ưu SEO từ đầu. Việc khám phá các từ khoá mà website hiện đang xếp hạng trên SERP là cách tìm ra những chủ đề phù hợp với doanh nghiệp hiệu quả nhất.

Vậy làm cách nào để biết được website của bạn hiện đang xếp hạng những từ khoá nào? Cách nhanh nhất để biết được điều này đó là sử dụng công cụ phân tích SEO miễn phí Google Search Console. Với GSC, bạn có thể biết được thông tin chi tiết về những từ khoá mà website đang xếp hạng cũng thứ thứ hạng trung bình của các từ khoá đó. Từ đây, bạn sẽ tìm thấy một số ý tưởng từ khóa và thêm chúng vào danh sách SEO keyword hiện có.

Từ khoá từ Google Suggestions

Bạn cũng có thể tìm được các từ khóa SEO liên quan bằng cách xem các đề xuất tìm kiếm trong Google Suggestions.  Bạn nên lưu lại các từ khóa xuất hiện trong phần “Related searches” của SERP, và từ khóa câu hỏi xuất hiện trong hộp “People also ask”.

Phân tích chỉ số KD

Đến đây bạn đã có được danh sách các từ khoá SEO nhưng liệu website của bạn có thể xếp hạng cao với các từ khoá đó không? Đánh giá độ khó của từ khóa SEO có thể giúp xác định liệu một từ khóa có đáng để bạn đầu tư SEO hay không. Ở bước này, bạn sẽ lựa chọn các từ khoá mà website bạn có khả năng xếp hạng được trên SERPs.

Có rất nhiều công cụ đưa ra chỉ số về KD như Ahrefs, SEMRush, Google Keyword Planner. Mỗi công cụ SEO ước tính độ khó của từ khóa theo cách riêng. Nhưng phần lớn giá trị KD sẽ căn cứ vào số lượng backlink đến các trang xếp hạng hiện tại. Nói cách khác, điểm KD của từ khóa càng cao thì bạn càng cần nhiều backlink để xếp hạng cao trên SERP.

Phân tích số liệu Search Volume

Việc tìm hiểu về search volume của từ khoá là bước quan trọng và không thể thiếu trong quá trình lựa chọn từ khoá SEO. Rõ ràng, bạn không muốn chọn những từ khóa không có lượt tìm kiếm hoặc lượng search quá thấp.

Bạn có thể kiểm tra search volume trực tiếp từ Google Keyword Planner, tuy nhiên để hiển thị số liệu chính xác bạn phải có tài khoản đang chạy quảng cáo Google Ads. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo Search Volume từ các công cụ từ khoá khác như SEMRush, Ahref hoặc Keywordtool.io.

Để tìm kiếm search volume của một cụm từ khóa, bạn có thể xem qua báo cáo hiệu suất từ Google Search Console cho một URL cụ thể. Lượt tìm kiếm lúc này sẽ được thể hiện qua số lượt hiển thị của URL đó trên SERP.

Đánh giá tiềm năng thương mại

Giá trị về mặt thương mại của từ khóa là mức độ liên quan của keyword đó với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Sẽ chẳng có ích gì khi xuất bản các bài đăng không liên quan đến doanh nghiệp, ngay cả khi đó là một từ khóa dễ xếp hạng. Ví dụ: việc xếp hạng cho từ khóa “thiết kế website” sẽ có tác dụng gì nếu bạn đang cung cấp “dịch vụ seo”.

Trước khi quyết định thêm từ khóa mục tiêu SEO hãy tự hỏi rằng liệu khách hàng của bạn có quan tâm đến từ khoá đó hay không? Mục đích tìm kiếm đằng sau từ khoá đó là gì?

Lựa chọn các từ khóa SEO chính

Danh sách từ khóa của bạn bạn đầu có thể bao gồm cả nghìn từ, công việc lúc này của bạn là chọn ra những từ khóa SEO chính và xác định mức độ ưu tiên cụ thể cho từng từ khóa này. Một từ khóa SEO tốt cần đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Có lượng search volume không quá thấp.
  • Có độ khoá phù hợp với sức mạnh hiện tại của website, nghĩa là website có khả năng xếp hạng với từ khóa đó.
  • Từ khóa xếp hạng phải mang lại lợi ích về kinh doanh, nghĩa là phải tạo ra chuyển đổi hoặc doanh thu cho doanh nghiệp.

Đến đây chúc mừng bạn đã có một danh sách các từ khóa SEO chính tiềm năng. Công việc tiếp theo lúc này là tối ưu website SEO với các từ khóa mục tiêu này.

Công cụ hỗ trợ tìm từ khoá SEO là gì?

Sau hơn 5 năm làm việc với nhiều khách hàng khác nhau và sử dụng qua hàng chục công cụ nghiên cứu từ khoá. Chúng tôi đã có những đánh giá chi tiết và chọn lọc ra 4 công cụ hỗ trợ tìm từ khóa SEO tốt nhất đó là:

  • Google Keyword Planner
  • Keywordtool.io
  • Ahrefs
  • SEMRush

Google Keyword Planner

Google Keyword Planner giúp bạn nghiên cứu từ khóa hiệu quả cho chiến lược SEO cũng như quảng cáo PPC của mình. Bạn có thể sử dụng công cụ miễn phí này để khám phá các từ khóa mới có liên quan đến doanh nghiệp của mình cùng thông tin về số lượt tìm kiếm (Search Volume) cho từng từ khoá. Đây là những số liệu đến từ Google nên rất chất lượng.

Tuy nhiên để biết được số liệu về Search Volume trong Google Keyword Planner bạn phải có ngân sách chi tiêu cho chiến dịch quảng cáo Google Adwords. Nếu bạn đang không chạy Google Ads, bạn có thể tham khảo các công cụ nghiên cứu từ khóa khác dưới đây.

Keywordtool.io

Keywordtool.io là công cụ nghiên cứu từ khoá trực tuyến giúp bạn khám phá các từ khoá đuôi dài liên quan từ các từ khoá hạt giống (seed keywords). Ngoài phân tích từ khoá SEO, công cụ này còn hỗ trợ người dùng tìm kiếm từ khoá tiềm năng trên các nền tảng khác như: Amazon, Youtube, Bing, App Store.

Keywordtool.io của là công cụ hỗ trợ các chiến Social Media hiệu quả với tính năng nghiên cứu hashtag cho Twitter, Instagram, Pinterest, TikTok.

Ahrefs

Gần đây, công cụ SEO đình đám Ahref đã cho ra mắt tính năng nghiên cứu từ khoá miễn phí. Công cụ nghiên cứu từ khóa Ahref giúp bạn tìm từ khóa liên quan từ cơ sở dữ liệu khổng lồ với hơn 8 tỷ truy vấn tìm kiếm. Bạn có thể nhập đến 10 từ khoá hạt giống cho mỗi lần tìm kiếm từ khóa SEO liên quan.

Với bản trả phí, bạn có thể biết được các số liệu quan trọng như: search volume, KD, ước tính organic traffic, CPC,…

SEMrush

Công cụ nghiên cứu từ khoá của SEMRush có tính năng khá giống với Ahref, tuy nhiên SEMRush không có phiên bản nghiên cứu từ khoá miễn phí.

Một điểm cộng của công cụ Keyword Magic Tool của SEMRush đó là thông tin về mục đích tìm kiếm cho mỗi từ khoá. Việc này giúp bạn có thể tiết kiệm được thời gian khi chọn lọc từ khoá SEO.

SEO từ khoá là gì?

SEO từ khoá là quá trình tối ưu hoá nội dung trang web xung quanh một từ khoá SEO mục tiêu nhằm đưa từ khoá đó lên các vị trí xếp hạng đầu tiên trên kết quả tìm kiếm của Google hoặc các công cụ tìm kiếm khác.

Làm sao để SEO từ khóa lên top Google?

Chắc hẳn bạn đang có suy nghĩ vậy phải làm gì với các từ khoá SEO này xếp hạng trên Google? Dưới đây là các công việc tiếp theo bạn cần tối ưu khi có được danh sách các từ khóa cần SEO:

  • Xác định SEO Landing Page cho từ khoá SEO
  • Xây dựng nội dung liên quan đến từ khóa mục tiêu
  • Tối ưu Onpage cho các trang đích SEO
  • Xây dựng liên kết chất lượng cho SEO Landing Page

Cách SEO từ khoá lên top Google

Cùng tìm hiểu những công việc cụ thể trong quá trình SEO từ khoá ngay trong phần tiếp theo của bài viết.

Xác định SEO Landing Page cho từ khoá SEO

Xác định trang đích hay landing page SEO là việc rất quan trọng trong quá trình SEO từ khoá. Để xác định đúng landing page để SEO cho các từ khóa, bạn cần xác định được Search Intent cho các keyword SEO.

Để làm được việc này, bạn cần nghiên cứu kết quả xếp hạng của từ khoá SEO. Sau đó, bạn sẽ quyết định xem nên tối ưu từ khóa cho loại trang đích nào như trang sản phẩm, trang danh mục sản phẩm hay bài blog.

Ví dụ: Nếu từ khoá SEO mục tiêu của bạn là “laptop cũ”. Bạn sẽ nghiên cứu kết quả tìm kiếm cho từ khóa này và xem 10 kết quả xếp hạng đầu tiên là loại landing page nào. Nếu 7/10 kết quả là trang danh mục sản phẩm, bạn sẽ xác định được landing page SEO sẽ là trang danh mục sản phẩm laptop cũ.

Xây dựng nội dung liên quan đến từ khóa mục tiêu

Sau khi xác định được landing page SEO, bạn cần xây dựng content liên quan chặt chẽ đến từ khoá SEO mục tiêu.

Hãy nghiên cứu kỹ lưỡng các đối thủ hiện đang xếp hạng với từ khoá SEO và xác định các loại nội dung cần có  như: video, hình ảnh, infographic,…

Nên có kế hoạch xây dựng nội dung với outline, từ khoá, yêu cầu SEO cụ thể cho từng trang SEO.

Tối ưu Onpage cho các trang đích SEO

Sau khi có bài viết SEO chất lượng, bước tiếp theo cũng quan trọng không kém đó là chuẩn hoá nội dung theo từ khoá SEO theo checklist SEO Onpage chi tiết như sau:

  • Title: Tiêu đề SEO nên ngắn gọn (khoảng 50-60 kí tự) và chèn đặt từ khóa ở đầu title.
  • URL: Đảm bảo đường dẫn URL thân thiện với Google và người dùng như ngắn gọn và không chứa các kí tự đặc biệt. Bạn cũng nên chèn từ khoá SEO trong URL.
  • Meta Description: Đảm bảo trang có Description (mô tả). Ngoài từ khoá chính nên chèn thêm các từ khoá ngữ nghĩa vào đoạn mô tả này.
  • Heading: Sử dụng thẻ <h1> cho tiêu đề (mỗi bài chỉ dùng một thẻ <h1>). Sử dụng thẻ <h2>, <h3> để cấu trúc nội dung sao cho dễ hiểu nhất.
  • Hình ảnh: Hình ảnh cần rõ ràng, nên nén dung lượng dưới 100KB và tối ưu thẻ ALT theo từ khoá SEO.
  • Tốc độ tải trang: Đảm bảo trang truy cập nhanh dưới 3s.

Xây dựng liên kết chất lượng cho SEO Landing Page

Việc xây dựng liên kết hay backlink giúp tăng mức độ uy tín và authority của website. Điều quan trọng là hãy tập trung vào chất lượng backlink thay vì xây dựng liên kết ồ ạt. Các backlink cần đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Liên quan đến chủ đề trang web
  • Liên kết từ các trang uy tín không spam

Trên đây là các bước SEO từ khóa chi tiết, sau khi hoàn thành quy trình trên bạn cần theo dõi hiệu suất tìm kiếm như số liệu về organic traffic, thứ hạng từ khoá,..Từ đó, bạn có thể điều chỉnh chiến lược SEO từ khóa về nội dung hay backlink để mang lại kết quả SEO cho website.

Có nên sử dụng dịch vụ SEO từ khóa không?

Có, nếu bạn biết cách chọn dịch vụ SEO uy tín. Khi đó cơ hội thành công của bạn sẽ cao hơn nhiều khi làm việc với SEO Agency chuyên nghiệp. Việc thuê các công ty SEO sẽ giúp tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều so với việc tự xây dựng đội SEO in-house. Không những vậy, các dịch vụ SEO có cam kết về KPIs rõ ràng nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về hiệu quả SEO.

SEO từ khóa với SEO tổng thể khác nhau như thế nào?

SEO từ khóa tập trung vào việc tối ưu hóa trang web để xếp hạng cao cho các từ hoặc cụm từ khóa cụ thể trên Google. Mục tiêu chính là đạt thứ hạng cao trong thời gian ngắn (2-3 tháng), nhưng kết quả có thể không bền vững do thay đổi trong thuật toán tìm kiếm.

SEO tổng thể tập trung vào cải thiện toàn diện hiệu suất và thứ hạng trang web, không chỉ tối ưu SEO về từ khóa. Mục tiêu là nâng cao sự hiện diện trực tuyến, xây dựng thương hiệu, tăng lượt truy cập và tối ưu trang web toàn diện. Đây là quá trình dài hạn, phức tạp và thường mang lại hiệu quả bền vững, ít bị ảnh hưởng bởi thay đổi thuật toán.

Website mới nên chọn từ khoá SEO thế nào?

Đối với các website mới, việc chọn những từ khóa có độ khó cao và cạnh tranh với các ông lớn đầu ngành không khác nào lấy “trứng chọi với đá”. Việc lựa chọn từ khoá khôn ngoan cho các website giúp website có khả năng tăng trưởng ổn định và mang lại doanh thu ban đầu.

Website mới nên lựa chọn các từ khoá đuôi dài ít cạnh tranh nhưng vẫn có lượng search volume tương đối. Trong các dự án SEO cho website mới, chúng tôi thường chọn các từ khoá có KD < 25 và có Search Volume > 100. Các tiêu chí này nhằm đảm bảo website mới vẫn có thể xếp hạng với các từ khoá mang lại traffic và đơn hàng. Hãy thử áp dụng công thức này nhé.

Sử Mai Thư

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *