Chat with us, powered by LiveChat
Shape Image One
Shape Image One
 Shape Image Four
 Shape Image Four
 Shape Image Four
 Shape Image Four
 Shape Image Four
 Shape Image Four
Keyword Research: Nghiên cứu từ khoá SEO tăng traffic và đơn hàng như thế nào?

Keyword Research: Nghiên cứu từ khoá SEO tăng traffic và đơn hàng như thế nào?

Rate this post

Việc nghiên cứu từ khóa SEO trở thành một phần quan trọng và không thể thiếu trong bất kỳ chiến lược SEO nào. Nhưng tại sao việc nghiên cứu từ khóa lại quan trọng đến vậy? Đơn giản vì nghiên cứu từ khoá SEO giúp xác định những từ và cụm từ mà khách hàng tiềm năng sử dụng khi tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp. Bằng cách hiểu rõ nhu cầu và hành vi tìm kiếm của khách hàng, bạn có thể tối ưu hóa nội dung website một cách hiệu quả.

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách nghiên cứu và chọn từ khóa SEO hiệu quả, khám phá các công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa, phân biệt giữa long-tail keywords và short-tail keywords, và tại sao từ khóa LSI lại quan trọng. Hơn nữa, chúng ta cũng sẽ tìm hiểu cách ứng dụng AI vào quá trình nghiên cứu từ khóa để nâng cao hiệu quả và tiết kiệm thời gian.

Keyword Research là gì?

Keyword Research hay nghiên cứu từ khoá là quá trình tìm kiếm và phân tích những từ hoặc cụm từ mà người dùng sử dụng để tìm kiếm trên Google. Từ đó, bạn có thể tối ưu nội dung theo các từ khóa đó để tăng khả năng xếp hạng trong kết quả tìm kiếm và thu hút được lưu lượng truy cập lớn.

Nghiên cứu từ khoá là một phần quan trọng và không thể thiếu trong mọi chiến lược SEO. Quá trình keyword research giúp bạn lên chiến lược nội dung đúng với nhu cầu tìm kiếm của người dùng.

Tại sao phải nghiên cứu từ khóa khi làm SEO?

Sẽ như thế nào nếu website của bạn xuất bản một nội dung mà không ai quan tâm tìm kiếm? Chắc chắn bài viết đó sẽ không nhận được bất cứ traffic (lượt truy cập) nào từ Google hoặc các công cụ tìm kiếm khác. Theo nghiên cứu từ Ahref, có đến khoảng 90,63% trang web trên internet không nhận được traffic từ Google vì mắc sai lầm trên.

Việc nghiên cứu từ khóa SEO giúp bạn đảm bảo rằng các nội dung mà bạn xuất bản đều hướng đến nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Nếu trang web của bạn được tối ưu SEO tốt và xếp hạng trên Google cho từ khóa mục tiêu, bạn sẽ có được một lượng khách truy cập không phải trả tiền (organic traffic) đến trang đó.

Google cho biết mức độ liên quan của nội dung là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi xếp hạng kết quả tìm kiếm. Tín hiệu rõ ràng nhất cho thấy thông tin có liên quan là khi nội dung chứa từ khóa phù hợp với truy vấn tìm kiếm. Vì thế việc nghiên cứu các từ khóa người tìm kiếm sử dụng là rất cần thiết.

Hướng dẫn nghiên cứu và chọn từ khóa SEO hiệu quả

Trong phần này của bài viết, chúng ta sẽ tìm hiểu cách tìm các từ khóa SEO liên quan đến website của bạn. Sau đó, chúng tôi sẽ giải thích thêm cách chọn từ khóa mục tiêu và xác định mức độ ưu tiên các từ khóa SEO đã chọn.

Thời gian thực hiện nghiên cứu từ khoá SEO sẽ phụ thuộc vào quy mô thị trường ngách, phạm vi kinh doanh và mức độ chi tiết của bộ từ khoá.

Làm thế nào để tìm ý tưởng từ khóa SEO?

Hãy bắt đầu quá trình nghiên cứu từ khóa bằng việc đặt mình vào vị trí của khách hàng. Các khách hàng mục tiêu của bạn có thể sử dụng những từ và cụm từ nào để tìm giải pháp cho vấn đề của mình? Nghe qua có vẻ đây là việc khá đơn giản nhưng bạn cần có hai điều để hoàn thành bước này:

  • Bạn phải có kiến thức chuyên ngành
  • Bạn phải có hiểu biết về cách hoạt động của các công cụ nghiên cứu từ khóa

Sau đây là quy trình tìm kiếm từ khoá SEO cơ bản mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được:

  • Xác định các từ khóa “hạt giống” hay seed keyword
  • Phân tích các từ khóa mà đối thủ đang xếp hạng
  • Sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa

1. Xác định các từ khóa “hạt giống” hay seed keyword

Từ khóa hạt giống được xem là điểm khởi đầu của quá trình keyword research. Seed keyword là từ khoá ngắn đại diện cho một chủ đề rộng và liên quan trực tiếp đến website của bạn. Ví dụ: Bạn có một trang web bán ô tô thì từ khoá hạt giống của website sẽ là:

  • ô tô
  • toyota
  • 4 chỗ
  • 7 chỗ

Seed keywords giúp bạn xác định đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, mọi công cụ nghiên cứu từ khóa đều yêu cầu một từ khóa hạt giống, sau đó các công cụ này sẽ sử dụng từ khoá đó để tạo ra danh sách các ý tưởng từ khóa SEO liên quan.

2. Phân tích các từ khóa mà đối thủ đang xếp hạng

Nghiên cứu và phân tích từ khoá nào mang lại organic traffic cho các đối thủ cạnh tranh là cách hiệu quả nhất để nghiên cứu từ khoá SEO.

Trước tiên bạn cần xác định danh sách các đối thủ cạnh tranh (thường sẽ lấy 5 đối thủ), bằng cách truy vấn tìm kiếm cho các từ khoá hạt giống trên Google và lưu lại các website xếp hạng cao nhất.

Sau khi có được danh sách các website của đối thủ cạnh tranh, hãy sử dụng các công cụ phân tích SEO như Ahref, SEMRush để kiểm tra xem trang nào mang lại nhiều organic traffic nhất và các từ khóa mà các trang này đang xếp hạng.

Hãy nhớ mục đích của quá trình này là thu thập càng nhiều từ khoá càng tốt. Bạn không cần quá bận tâm về mục đích tìm kiếm ( từ khoá thông tin hay thương mại) trong giai đoạn này.

3. Sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa

Thu thập các từ khoá từ đối thủ cạnh tranh có thể là nguồn tìm kiếm từ khóa tuyệt vời. Tuy nhiên, sẽ có nhiều từ khóa mà đối thủ của bạn chưa đề cập hay xuất bản nội dung.. Bạn hoàn toàn có thể biết được những từ khóa này bằng cách sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa.

Hầu như tất cả các công cụ nghiên cứu từ khóa đều có cách hoạt động giống nhau. Bạn chỉ cần có danh sách các từ khoá hạt giống và nhập chúng vào các công cụ này, sau đó bạn sẽ nhận lại một danh sách các từ khóa liên quan từ cơ sở dữ liệu của các công cụ nghiên cứu từ khóa này.

Google Keyword Planner có lẽ là công cụ từ khoá SEO miễn phí được biết đến nhiều nhất. Đây là công cụ nghiên cứu từ khoá miễn phí từ Google. Ưu điểm lớn nhất của Google Keyword Planner đó là các thông tin từ khoá được lấy trực tiếp từ cơ sở dữ liệu tìm kiếm của Google.

Ngoài Google Keyword Planner, hiện nay còn có khá nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí và trả phí khác. Tuy nhiên đối với những công cụ miễn phí sẽ có những hạn chế về thông tin dữ liệu.

Làm cách nào để chọn từ khóa mục tiêu?

Đến bước này, bạn đã có trong tay danh sách có thể lên đến vài nghìn từ khóa liên quan. Vậy làm thế nào để chọn ra những từ khoá SEO mục tiêu trong danh sách từ khoá khổng lồ đó.

Giải pháp đơn giản đó là sử dụng số liệu SEO để chọn lọc danh sách từ khóa mục tiêu. Hãy cùng khám phá 4 loại số liệu từ khóa SEO mà bạn có thể sử dụng để thu hẹp danh sách từ khóa cần SEO.

  • Search volume
  • Traffic Potential
  • Keyword Difficulty
  • Cost Per Click (CPC)

Search Volume

Search Volume cho bạn biết trung bình số lần tìm kiếm một từ khóa mỗi tháng.  Có 3 lưu ý quan trọng bạn nên biết về số liệu search volume:

  • Search Volume không thể hiện số lượng người tìm kiếm: Có một số  trường hợp một người có thể tìm kiếm một từ khóa nhiều lần trong một tháng (ví dụ: “thời tiết sài gòn”).
  • Search Volume không bằng với lượt truy cập đến website nếu xếp hạng cho từ khoá: Ngay cả khi bạn xếp hạng 1 cho một từ khóa thì lưu lượng truy cập từ keyword đó sẽ hiếm khi vượt quá 30% search volume của nó.
  • Search Volume là số liệu trung 1 năm: Nếu một từ khoá có tổng cộng  120.000 lượt tìm kiếm trong tháng 12 và không có lượt tìm kiếm nào trong 11 tháng còn lại thì số liệu search volume của từ khoá đó sẽ là 10.000.

Nếu lượng tìm kiếm càng cao, bạn sẽ nhận được càng nhiều organic traffic nếu xếp hạng cao cho từ khóa đó. Vì thế việc xem xét số liệu về search volume là rất quan trọng. Nếu các yếu tố khác đều như nhau thì bạn nên chọn các từ khoá có search volume cao.

Traffic Potential

Ngoài kiểm tra search volume cho từng từ khóa, bạn cũng cần phải xem xét lưu lượng tìm kiếm cho nhóm từ khoá. Tại sao phải như vậy? Các trang web thường không xếp hạng trong SERP của Google chỉ với một từ khóa. Một trang web có thể được xếp hạng với hàng trăm từ khóa liên quan, chúng tôi gọi là nhóm từ khóa liên quan.

Điều này có nghĩa là bạn không nên dựa vào search volume của một từ khóa khi ước tính organic traffic mà trang của bạn sẽ nhận được nếu nó được xếp hạng. Thay vào đó, những gì bạn cần làm là kiểm tra các trang xếp hạng hàng đầu cho từ khóa đó và xem tổng search volume của tất cả các biến thể của từ khóa. Bạn hoàn toàn có thể kiểm tra qua các công cụ Ahref và SEMRush.

Keyword Difficulty

Hầu hết các SEOer có kinh nghiệm thường sẽ đánh giá độ khó từ khóa theo cách thủ công, tức là xem kết quả tìm kiếm và phân tích cẩn thận cho từng từ khóa. Việc đánh giá từ khóa có dễ xếp hạng hay không phải dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như là:

  • Mục đích tìm kiếm
  • Độ chi tiết, mức độ liên quan, sự mới mẻ của nội dung
  • Số lượng (và chất lượng) của backlink
  • Xếp hạng tên miền

Mỗi SEOer sẽ có những quan điểm khác nhau về xếp hạng mức độ quan trọng của các yếu tố trên. Vì thế không có một công thức chung để tính toán độ khó từ khoá.

Hiện nay bạn có thể đánh giá nhanh độ khoá từ khoá qua các chỉ số Keyword Difficulty từ các công cụ SEO như SEMRush hay Ahref. Cách tính toán để ra được chỉ số KD của các công cụ thường dựa trên phân tích 10 website hiện đang xếp hạng cho các từ khóa đó. Thông thường KD được đo lường trên thang điểm 100, từ khoá có KD càng cao thì càng khó xếp hạng.

Lưu ý rằng chỉ số KD không phải để ngăn bạn chọn từ khóa chính khi SEO. Keyword Difficulty giúp bạn xác định nên ưu tiên tối ưu từ khoá nào trước để tối ưu được chi phí khi SEO.

Ví dụ: Nếu bạn bán laptop cũ nhưng website của bạn là trang web mới thì bạn không nên chọn từ khoá “laptop cũ” khi mới bắt đầu SEO vì từ khóa này có KD cao và website của bạn không có khả năng xếp hạng cao với từ khoá đó. Thay vào đó, bạn nên chọn các từ khoá có KD thấp trước như “laptop cũ tphcm”. Lúc đó, website của bạn mới có khả năng xếp hạng và có được doanh thu từ SEO để tiếp đầu tư SEO dài hạn với các từ khóa khó hơn.

Cost Per Click (CPC)

Chi phí mỗi lần nhấp chuột (CPC) cho biết số tiền mà nhà quảng cáo trả cho một nhấp chuột lên quảng cáo được hiển thị trên kết quả tìm kiếm cho một từ khóa nhất định. Số liệu này cũng là thước đo hữu ích để đo lường giá trị của từ khóa trong SEO.

Ví dụ: Từ khóa “sửa máy lạnh” có CPC khá cao khoảng 50.000đ. Đó là bởi vì những người tìm kiếm nó dường như đang tìm kiếm để thuê một dịch vụ sửa chữa.

Làm thế nào để xác định mức độ ưu tiên từ khoá?

Ưu tiên danh sách từ khóa của bạn và quyết định nơi bạn nên đầu tư nỗ lực trước tiên có lẽ là phần ít đơn giản nhất và cực kỳ “riêng lẻ” trong quá trình nghiên cứu từ khóa.

Xác định mức độ ưu tiên từ khoá là việc sắp xếp và quyết định nên đầu từ SEO từ khóa nào trước. Có nhiều yếu tố cần xem xét trong giai đoạn nghiên cứu từ khóa này:

  • Độ khó từ khóa như thế nào? Bạn đang cạnh tranh với ai?
  • Tiềm năng lưu lượng truy cập ước tính của từ khóa này có cao không?
  • Cần những gì để tạo ra một landing page SEO tốt? Hoặc có thể bạn đã có rồi và cần được cải thiện?
  • Giá trị kinh doanh hay business value  của từ khóa này như thế nào? Bạn sẽ nhận được gì khi xếp hạng với từ khoá đó?

Vậy, nên bắt đầu SEO cho từ khoá nào trước? Thật ra, không có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi này vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau:

  • Bạn đang SEO trên một trang web hoàn toàn mới hoặc thương hiệu đã có từ lâu?
  • Bạn có chịu trách nhiệm về các chuyển đổi thực tế hoặc cung cấp khách hàng tiềm năng mới cho nhóm bán hàng không?
  • Bạn cần hiển thị kết quả nhanh như thế nào?

Ví dụ: Trong một số trường hợp, mục tiêu SEO của bạn sẽ là nhận được càng nhiều organic traffic càng nhanh càng tốt, vì thế bạn nên ưu tiên SEO các từ khóa có số lượng tìm kiếm cao, độ khó thấp. Những lúc khác, bạn sẽ cần tập trung vào khách hàng tiềm năng hoặc chuyển đổi, trong trường hợp đó tiềm năng kinh doanh sẽ là số liệu quan trọng nhất cần tập trung vào.

Nghiên cứu từ khóa không phải là quá trình tìm kiếm những từ khóa “dễ xếp hạng”. Đó là quá trình tìm kiếm các từ khóa có ý nghĩa nhất với doanh nghiệp của bạn.

Bạn cũng nên có các mục tiêu xếp hạng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Nếu bạn chỉ tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn, bạn sẽ không bao giờ được xếp hạng cho những từ khóa sinh lợi nhiều nhất. Nếu bạn chỉ tập trung vào các mục tiêu trung và dài hạn, sẽ mất nhiều năm để có được lưu lượng truy cập từ kết quả tìm kiếm.

Nghiên cứu từ khoá bằng công cụ nào?

Như đã đề cập trước đó, khi nghiên cứu từ khóa bạn cần phải có các công cụ nghiên cứu từ khoá. Dưới đây là 4 công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhất hiện nay:

  • Keywordtool.io
  • Ahrefs
  • Semrush
  • Google Keyword Planner

Keywordtool.io

Công cụ từ khóa là một công cụ nghiên cứu từ khóa mạnh mẽ sử dụng tính năng tự động hoàn thành của Google để tìm rất nhiều biến thể từ khóa liên quan. Keywordtool.io cung cấp nhiều gói sử dụng trả phí phù hợp nhu cầu khác nhau của người dùng, từ các blogger cá nhân đến các doanh nghiệp lớn.

Keywordtool.io cũng cung cấp các chỉ số cơ bản về search volume, độ khó từ khoá, trends analysis,..Vì đây là công cụ SEO chuyên về nghiên cứu từ khóa nên rất dễ sử dụng.

Ahrefs

Ahrefs là công cụ SEO nổi tiếng với nhiều tính năng về phân tích backlink, đo lường mức độ uy tín,… nhưng một trong những điều được nhiều SEOer đánh giá cao đó là tính năng đề xuất các từ khóa liên quan với Trình khám phá từ khóa của Ahref..

Ahrefs không chỉ dừng lại ở việc đề xuất từ ​​khóa. Công cụ SEO này cũng cho phép bạn xem dữ liệu nâng cao về Search Volume, Keyword Difficulty, ước tính Organic Traffic,… của từ khóa.

Semrush

SEMRush là một công cụ SEO toàn diện, trong đó nghiên cứu từ khoá với SEMRush Keyword Magic Tool là một trong những tính năng nổi bật.

Với công cụ nghiên cứu từ khoá từ SEMRush bạn có thể khám phá các cụm từ tìm kiếm phổ biến. Bạn cũng có thể quản lý các từ khóa mục tiêu của mình, theo dõi thứ hạng từ khóa và có những ước tính về lưu lượng truy cập tự nhiên.

Google Keyword Planner

Google Keyword Planner là một phần của nền tảng Adwords PPC. Công cụ nghiên cứu từ khoá này được phát hành để khám phá từ khóa cho các chiến dịch Google Adword nhưng với các SEOer thì Google Keyword Planner cũng là một công cụ nghiên cứu từ khóa tuyệt vời. Một trong những lý do lớn nhất khiến cho công cụ này luôn được tin tưởng sử dụng trong suốt 2 thập kỷ vừa qua, đó chính là các số liệu của từ khóa được lấy trực tiếp từ dữ liệu của Google.

Nên chọn long-tail keywords hay short-tail keywords?

Hầu hết các long-tail keywords đều có nhu cầu tìm kiếm hay search volume thấp. Vì vậy, nếu mục tiêu của bạn là tăng organic traffic, thì các short-tail keywords là lựa chọn tốt hơn. Nhưng nếu bạn muốn cải thiện chất lượng lưu lượng truy cập của mình như về conversion rate, thì hãy sử dụng các từ khóa đuôi dài. Vì các long-tail keywords thường dễ xếp hạng hơn và có xu hướng thu hút người tìm kiếm với mục đích cụ thể hơn.

Tại sao phải nghiên cứu từ khóa LSI?

Từ khóa LSI giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về ý nghĩa của truy vấn tìm kiếm. Thay vì tập trung vào các từ khóa đơn lẻ, Google xem xét toàn bộ bối cảnh của nội dung trang web. Điều này giúp bảng xếp hạng Google phù hợp hơn với mục đích tìm kiếm của người dùng.

Ứng dụng AI vào nghiên cứu từ khóa như thế nào?

Hiện nay có khá nhiều công cụ và nền tảng khác nhau sử dụng AI để giúp bạn nghiên cứu từ khóa, chẳng hạn như AnswerThePublic, Frase, Clearscope và MarketMuse. Tùy thuộc vào mục tiêu và ngân sách của bạn, bạn có thể chọn một công cụ nghiên cứu từ khoá với AI phù hợp nhất.

Tuy nhiên, bất kể bạn sử dụng công cụ nào, bạn đều phải thực hiện một số bước chung. Bắt đầu với từ khóa hạt giống đại diện cho chủ đề chính của bạn, sau đó sử dụng công cụ AI để tạo danh sách các từ khóa đuôi dài liên quan phù hợp với từ khóa hạt giống.

Khác biệt so với các công ty SEO khác, SEORANKLEAD cung cấp dịch vụ nghiên cứu từ khóa sâu sắc và chi tiết. Chúng tôi không chỉ dừng lại ở việc phân tích từ khóa mà còn giúp bạn hiểu rõ hành vi tìm kiếm của khách hàng mục tiêu. Với các báo cáo trực quan và dễ hiểu, bạn sẽ luôn nắm bắt được hiệu quả của chiến dịch SEO. Bạn muốn tăng lượng truy cập và chuyển đổi? Hãy để dịch vụ SEO uy tín SEORANKLEAD giúp bạn!

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SEORANKLEAD

  • Địa chỉ: 94 Xuân Thủy, Phường Thảo Điền, Thành phố Thủ Đức
  • Hotline: 0362 505 221 | 0968 997 277
  • Email: team.seoranklead@gmail.com
  • Website: www.seoranklead.com
  • Mã số thuế: 0318381068

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *