Bạn có muốn biết Google Analytics hoạt động như thế nào không? Google Analytics cung cấp những dữ liệu thực sự lợi hại và mạnh mẽ về khách truy cập trang web của bạn. Nhưng sử dụng nó không hề đơn giản chút nào đối với những người mới.
Đó là lý do tại sao trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách Google Analytics hoạt động. Chúng tôi cũng sẽ giúp bạn đi đến từng báo cáo khác nhau của Google Analytics và giải thích ý nghĩa của những số liệu trong đó.
Chúng tôi đảm bảo rằng sau khi đọc xong bài viết này bạn sẽ không còn cảm thấy Google Analytics là một công cụ phức tạp và đầy bí ẩn nữa.
Nói một cách đơn giản, Google Analytics là một công cụ theo dõi miễn phí do Google cung cấp và nó cho bạn thấy cách khách truy cập sử dụng trang web của bạn.
Chẳng hạn, giả sử bạn sở hữu một cửa hàng Thương mại Điện tử và muốn biết có bao nhiêu người truy cập vào website của bạn. Với sự trợ giúp của Google Analytics, bạn có thể thấy được chính xác số lượng khách truy cập trên cửa hàng trực tuyến của mình, nơi họ đến, thiết bị họ đang sử dụng và hơn thế nữa.
Google Analytics cung cấp thông tin về hành vi người dùng trên website – đây là một dữ liệu vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Có nhiều lý do tại sao bạn nên sử dụng Google Analytics.
Dưới đây tôi sẽ liệt kê một số lợi ích của nó:
Bây giờ, bạn đã sẵn sàng sử dụng Google Analytics chưa? Hãy bắt đầu ngay nhé…
Sử dụng Google Analytics có thể trông giống như một nhiệm vụ khó khăn, nhưng tin tôi đi, nó thực sự không khó như bạn nghĩ. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn từng bước một.
Điều đầu tiên bạn cần làm là tạo tài khoản Google Analytics và thêm mã theo dõi trang web của bạn.
Bạn có thể làm theo hướng dẫn của chúng tôi về cách thiết lập tài khoản Google Analytics và cách thêm nó vào trang website WordPress dễ dàng.
Vậy mã theo dõi là gì?
Đó là một đoạn mã thông qua đó Google Analytics biết nó phải theo dõi khách truy cập trang web của bạn và thu thập dữ liệu bất kỳ hành động nào họ thực hiện. Đoạn mã theo dõi này được tạo thành từ một ngôn ngữ lập trình gọi là JavaScript và trông giống như thế này:
Bạn không cần phải hiểu nội dung của đoạn mã, nhưng bạn có thể muốn biết làm thế nào tất cả nó hoạt động phải không?
Khi người dùng truy cập trang web của bạn, Google Analytics sẽ thả cookie trên trình duyệt của người dùng. Cookies là những tệp nhỏ chứa thông tin về các hoạt động của người dùng trên trình duyệt.
Sử dụng các cookie này, Google Analytics sẽ biết cách người dùng hoạt động trên trang web của bạn và sau đó thu thập thông tin này để hiển thị cho bạn qua nhiều loại báo cáo khác nhau.
Khi bạn đã tạo tài khoản và thêm mã theo dõi, đến lúc này hãy cùng tìm hiểu xem bạn có thể làm gì với Google Analytics.
Khi đăng nhập, bạn sẽ được chuyển đến trang tổng quan của Google Analytics. Nó cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng thể về cách webiste đang hoạt động.
Chẳng hạn, bạn có thể thấy:
Trên bảng điều khiển bên trái, bạn sẽ thấy các tùy chọn cho các báo cáo khác nhau. Mỗi báo cáo này sẽ cho bạn biết cách người dùng tương tác với trang web của bạn.
Bạn sẽ thấy 5 tùy chọn báo cáo trong Google Analytics:
Chúng ta hãy cùng đi qua từng báo cáo này, những gì họ theo dõi và cách bạn có thể sử dụng chúng.
Báo cáo thời gian thực (Realtime)
Báo cáo thời gian thực cho thấy số lượng người dùng trên website ngay bay giờ. Trong phần Tổng quan, bạn có thể thấy các trang hoạt động hàng đầu của website, có bao nhiêu khách truy cập trên các trang này trong thời gian thực.
Báo cáo thời gian thực thực sự hiệu quả để đo lường hiệu suất của một chiến dịch gần đây mà bạn đang chạy, như bán hàng, tặng miễn phí hoặc quảng cáo nội dung trên phương tiện truyền thông xã hội.
Báo cáo tổng quan sẽ hiển thị tất cả các thông tin quan trọng. Nhưng bạn có thể sử dụng nhiều tùy chọn hơn như nguồn lưu lượng, nội dung, sự kiện và vị trí để biết thêm chi tiết về hiệu suất thời gian thực của website.
Báo cáo đối tượng trong Google Analytics cho bạn biết được nhiều khía cạnh khác ngay của các khách hàng truy cập webiste. Nếu bạn muốn biết tuổi của khách truy cập hoặc thiết bị họ đang sử dụng để xem trang web của mình, bạn có thể đi đến phần báo cáo đối tượng.
Như bạn có thể thấy trên bảng điều khiển bên trái, có thêm báo cáo đối tượng trong Google Analytics. Hầu hết các số liệu này đều dễ đọc và bạn có thể tuỳ chỉnh dữ liệu theo nhu cầu của mình.
Ví dụ: bạn có thể sử dụng báo cáo Nhân khẩu học để kiểm tra độ tuổi và giới tính của khách truy cập.
Và nếu bạn chọn báo cáo Geo , nó sẽ hiển thị cho bạn các quốc gia có lưu lượng truy cập nhiều nhất. Bằng cách này, bạn có thể tùy chỉnh các sản phẩm của mình, tạo nội dung và tối ưu hóa trang đích cho khách truy cập từ các khu vực khác nhau.
Một báo cáo quan trọng khác là Di động (Mobile) trong phần đối tượng. Nó sẽ cho bạn thấy thiết bị nào mà khách truy cập của bạn đang sử dụng để xem website.
Ví dụ: nếu nhiều khách truy cập đến từ thiết bị di động hơn máy tính để bàn, bạn cần đảm bảo trang web của mình được tối ưu hóa cho thiết bị di động.
Khi bạn bắt đầu với Google Analytics, báo cáo thu nạp cực kỳ hữu ích. Nó sẽ cho bạn biết làm thế nào lưu lượng truy cập đến trang web của bạn.
Google Analytics sẽ chia lưu lượng truy cập web của bạn thành bốn loại:
Nếu bạn muốn biết thêm chi tiết, bạn có thể đào sâu trong báo cáo thu nạp để tìm hiểu thêm về các nguồn lưu lượng truy cập.
Ví dụ: nếu bạn muốn biết công cụ tìm kiếm nào đang mang lại lưu lượng truy cập không phải trả tiền nhiều nhất, hãy chọn Acquisition >> All Traffic >> Source/Medium . Nó sẽ hiển thị chính xác có bao nhiêu khách truy cập đến từ công cụ tìm kiếm nào.
Vì vậy, như bạn có thể thấy, sử dụng báo cáo thu nạp, bạn có thể biết được các nguồn traffic của website. Với thông tin này, bạn sẽ biết nơi nào nên đầu tư thời gian và tiền bạc của mình. Ví dụ: nếu bạn thiếu lưu lượng truy cập không phải trả tiền, bạn cần tập trung nhiều hơn vào hoạt động tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) .
Bạn thậm chí có thể tích hợp tài khoản Search Console và Google Ads với Google Analytics. Cả hai báo cáo có thể được tìm thấy trong phần Acquisition.
Nếu bạn muốn biết khách truy cập đang làm gì trên website, bạn cần xem báo cáo Hành vi trong Google Analytics.
Trong phần Tổng quan , nó sẽ hiển thị cho bạn ảnh chụp nhanh về hành vi của khách truy cập:
Bên cạnh các số liệu này, bạn cũng có thể xem các trang hoạt động hàng đầu của trang web.
Bạn có thể tiến thêm một bước và tìm hiểu hành vi của người dùng bằng cách xem báo cáo Luồng hành vi (Behavior Flow).
Nó cung cấp cho bạn một bức tranh hoàn chỉnh về hành trình của khách truy cập. Bạn có thể thấy trang từ nơi người dùng vào trang web và từ nơi người đó thoát ra.
Tiếp theo, bạn có thể xem báo cáo Nội dung Trang (Site Content) để xem các loại nội dung hoặc trang khác nhau hoạt động như thế nào.
Giả sử bạn muốn xem khách truy cập của bạn hành động như thế nào với các trang dẫn đầu của bạn. Sau đó, bạn sẽ phải xem báo cáo Tất cả các trang .
Bạn cũng có thể xem trang đích nào hoạt động tốt hơn phần còn lại bằng báo cáo Trang đích (Landing Pages) .
Nó cho bạn thấy lưu lượng truy cập, thời gian khách truy cập dành cho trang và tỷ lệ chuyển đổi của trang đích.
Sử dụng báo cáo Trang thoát (Exit Page) , bạn cũng có thể xem trang mà khách truy cập thoát nhiều nhất.
Một báo cáo quan trọng khác mà bạn có thể muốn xem là người mới bắt đầu Google Analytics là về Sự kiện (Events) . Báo cáo này để theo dõi các lần nhấp nút , liên kết bên ngoài, video và các tương tác khác của người dùng.
Giả sử bạn có năm sách điện tử trên trang web của mình. Để xem Sách điện tử nào tải xuống nhiều nhất, bạn có thể truy cập Begavior >> Events >> Top Events và tìm hiểu. Bằng cách này, bạn có thể tạo thêm các sách điện tử tương tự hoặc tối ưu hóa phần còn lại để chúng nhận được nhiều nhấp chuột hoặc tải xuống hơn.
Cuối cùng, chúng ta tiếp tục đi đến báo cáo cuối cùng được cung cấp bởi Google Analytics, đó là Chuyển đổi (Conversion). Như tên gọi cho thấy, nó cho bạn biết tỷ lệ chuyển đổi trên website của bạn như thế nào. Vậy thì…
Tỷ lệ chuyển đổi là gì?
Tỷ lệ chuyển đổi chỉ đơn giản là bất kỳ hoạt động nào được hoàn thành bởi khách truy cập. Đó có thể là tải xuống video, mua sản phẩm hoặc đăng ký nhận bản tin của bạn để phát triển danh sách email của bạn .
Khi mới bắt đầu, chúng tôi sẽ đi qua phần này ngắn gọn vì nó yêu cầu thiết lập trước, như tạo mục tiêu trong Google Analytics hoặc thiết lập theo dõi Thương mại điện tử .
Nhưng để hiểu Google Analytics hoạt động như thế nào, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tổng quan về hai báo cáo có thể hữu ích cho bạn đó là: Mục tiêu (Goals) và Thương mại điện tử (Ecommerce).
Trong Mục tiêu , bạn có thể đi tới Tổng quan và xem tổng số mục tiêu hoàn thành trên trang web của mình. Nó cũng cho bạn thấy vị trí mà mục tiêu được hoàn thành nhiều nhất.
Và nếu bạn đang điều hành một cửa hàng trực tuyến, thì phần Thương mại điện tử (Ecommerce) rất quan trọng đối với bạn. Nó cho thấy hiệu suất sản phẩm cá nhân, hiệu suất bán hàng, kích thước đặt hàng và thời gian mua. Tất cả các số liệu này có thể giúp bạn cải thiện cửa hàng trực tuyến của mình và tăng tỉ lệ chuyển đổi hiệu quả.
Tất cả các số liệu này thực sự hữu ích để tìm hiểu về người dùng của bạn và cải thiện chiến lược tiếp thị, SEO và tăng cường tỉ lệ chuyển đổi. Chúng tôi hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu Google Analytics hoạt động như thế nào.
Sử dụng các mẹo và các bước tôi đã vạch ra, tạo một bản sao Bảng ước tính lưu lượng truy cập của tôi.