50+ Thuật Ngữ SEO Và Các Khái Niệm Trong SEO Cần Nắm Vững
Thuật ngữ SEO (Search Engine Optimization), được hiểu đơn giản là việc tối ưu hóa các yếu tố để website của bạn có thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo và nhiều công cụ khác. Mỗi ngành nghề đều có thuật ngữ chuyên môn riêng, và để tiếp cận với SEO, nhất định bạn cần làm quen với các thuật ngữ này. Đây là nền tảng giúp bạn hiểu rõ hơn về cách hoạt động của việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
Thuật Ngữ SEO Là Gì?
Là những từ hoặc cụm từ rút gọn khái niệm, nội dung, mô tả công thức, hoặc phương thức thực hiện SEO. Sẽ rất có lợi khi bạn nhớ những thuật ngữ này, bạn sẽ biết mình cần phải làm gì trong quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
Dưới đây SEORANKLEAD giới thiệu các thuật ngữ SEO cơ bản – hành trang cần thiết cho những ai đang có ý định tìm hiểu về SEO.
Khái Niệm Của Những Thuật Ngữ SEO Thông Dụng Nhất Hiện Nay
- Black hat (SEO mũ đen): Ý chỉ những hành động tối ưu hóa công cụ tìm kiếm sai phạm với luật lệ Google.
- White hat (SEO mũ trắng): Nói đến phương thức tối ưu hóa công cụ tìm kiếm phù hợp, tuân thủ quy định của Google.
- Redirect 301: Là một cách gửi thông báo đến các trình duyệt và công cụ tìm kiếm rằng trang web đó đã chuyển đến một địa chỉ mới. Người dùng sẽ được tự động chuyển sang địa chỉ mới khi truy cập vào địa chỉ cũ.
- 400 Bad Request: Biểu thị yêu cầu gửi đến máy chủ như tải một trang web đã bị bóp méo hoặc không chính xác, do đó, các máy chủ không thể hiểu được.
- Error 404: Xuất hiện khi người truy cập nhấp vào một liên kết không tồn tại.
- Ranking: Xếp hạng website. Hạng càng tăng, uy tín càng cao
- Search Engine: Là các trang tìm kiếm như Google, Cốc Cốc, Bing, Yahoo…
- Thuật toán: Mỗi một tìm kiếm sẽ có hàng ngàn thông tin. Thuật toán là công thức để xác định những kết quả trả về phù hợp nhất.
- SERP (Search Engine Rank Pages): Những trang kết quả trả về từ các bộ máy tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing ..) khi người dùng thực hiện truy vấn thông tin.
- Traffic: Là lưu lượng truy cập vào website.
- URL: Hiểu đơn giản là các đường link, đường dẫn như https://seoranklead.com/ hay https://seoranklead.com/dich-vu-seo
- Organic Search Result: Các kết quả tìm kiếm tự nhiên,không phải trả tiền.
- KPI (Key Performance Indicator): Chỉ số đánh giá hiệu suất của mỗi công việc.
- Domain (tên miền): Gồm có domain name và top level domain. Domain name thường là tên công ty hoặc thương hiệu của doanh nghiệp. Còn top level domain là phần mở rộng sau dấu chấm cuối cùng của domain name, ví dụ như .com, .gov, .org… Tên miền mang tính độc quyền, được cấp cho người đăng ký trước.
- Featured snippets: Là thông tin nổi bật trả lời câu hỏi của người dùng được trích từ một trang web, kèm theo URL và tiêu đề. Nó nằm trong khung ở đầu trang nhất của kết quả tìm kiếm tự nhiên.
- Google My Business: Nơi doanh nghiệp có thể tạo hồ sơ hiển thị các thông tin cần thiết gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, giờ và liên kết website trong các kết quả tìm kiếm liên quan như Google Maps, Google Search.
- Crawl: Là quá trình công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu, khám phá các trang web của bạn.
- Index (lập chỉ mục): Diễn ra sau crawl, Google sẽ sắp xếp và đánh dấu chỉ mục cho từng trang nếu đạt các tiêu chuẩn do Google đề ra. Chỉ khi được index thì trang web mới hiển thị trên kết quả tìm kiếm
- Backlinks: Những liên kết ở website khác hướng về trang web của bạn. Càng có nhiều backlink chất lượng, thứ hạng website của bạn trên công cụ tìm kiếm càng cao.
- Sitemap: Là bản đồ trang web giúp người dùng và các công cụ tìm kiếm hiểu được cấu trúc của website, hỗ trợ Google index dữ liệu một cách nhanh nhất, và cập nhật thông tin dễ dàng nhất. Có 2 loại sitemap: sitemap.html cho người dùng và sitemap.xml cho các công cụ tìm kiếm.
- Thẻ No-Index: Báo với Google không lập chỉ mục cho trang đó.
- HTML (HyperText Markup Language): Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản, cho phép doanh nghiệp thiết lập website như tiêu đề, liên kết, đoạn văn,…
- Hyperlink: Nghĩa là siêu liên kết, tương tự với link, là đường dẫn để đi đến trang khác, hoặc phần khác của trang. Văn bản, nội dung có các siêu liên kết gọi là “anchor text”
- Internal links (liên kết nội bộ): Điều hướng qua lại giữa các trang trong một địa chỉ. Nói cách khác, liên kết nội bộ là đi từ trang này đến trang khác của một website.
- Keyword: Từ hoặc cụm từ người dùng nhập vào thanh tìm kiếm gọi là từ khóa.
- Long-tail keywords: Từ khóa đuôi dài, thường là nhiều hơn ba từ và cụ thể, chi tiết hơn các từ khóa đuôi ngắn.
- Regional keywords: Từ khóa khu vực, có chứa một địa điểm cụ thể. Ví dụ, cơ sở bắn tàn nhang tốt nhất ở TPHCM.
- Search volume: Số lượt từ khóa được tìm kiếm.
- Seed keywords: Từ khóa hạt giống, nói đến các từ mô tả chính của sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp.
- Query: Một yêu cầu truy vấn thông tin, các từ được tìm kiếm
- Alt text: Văn bản Alt là mô tả của hình ảnh trên các trang web
- Anchor text: Đoạn văn bản, nội dung chứa đường dẫn đến một trang khác trên website hay một website khác.
- Duplicate content: Nội dung trùng lặp, giống nhau trong một trang, một website hay giữa các website khác nhau.
- Header tags: Làm nổi bật những phần mục chính trong nội dung
- Image compression: Nén hình ảnh mà không làm giảm chất lượng hình ảnh. Kích thước hình càng nhỏ, tốc độ tải trang càng nhanh.
- Content: Là nội dung, thông tin bao gồm cả văn bản, hình ảnh, video,…trên một trang web cũng như bất kỳ loại hình quảng cáo nào như quảng cáo facebook, google….
- Keyword stuffing: Hành động nhồi nhét từ khóa, sử dụng quá nhiều từ khóa chính và các biến thể của chúng trong nội dung.
- Link volume: Số lượng liên kết trên một trang
- Meta descriptions: Lời mô tả ngắn gọn về nội dung bên trong một trang web, đây là thuộc tính của HTML. Thường dùng trong bảng kết quả tìm kiếm để hiển thị các mô tả chung cho một trang cụ thể.
- Panda: Một thuật toán SEO của Google, loại bỏ những nội dung kém chất lượng, nội dung sao chép, những website không uy tín,…
- Thin content: Nội dung mỏng, ngắn, giá trị kém.
- Title tag: Là tiêu đề của nội dung trên trang
- Google Analytics: Công cụ phân tích lưu lượng truy cập trang web miễn phí của Google.
- Link exchange (trao đổi liên kết): Nghĩa là các website sẽ chứa đường link của nhau. Trao đổi liên kết quá nhiều sẽ vi phạm quy định của Google.
- Unnatural links: Chỉ các liên kết không tự nhiên, không được chia sẻ bởi người dùng. Mắc phải lỗi này, website có thể bị Google phạt
- Bounce rate: Tỷ lệ thoát trang, có thể hình dung như thế này, nếu người dùng truy cập vào trang chủ của bạn và rời đi mà không xem bất kỳ trang nào khác, đó sẽ là một phiên bị thoát.
- Click-through rate: Tỷ lệ nhấp là số lần click vào URL so với số lần hiển thị của bạn
- Conversion rate: Tỷ lệ chuyển đổi là số lượt chuyển đổi so với lượng truy cập, cho bạn biết có bao nhiêu người truy cập điền vào form thông tin, gọi điện, đăng ký nhận voucher,…
- Page Speed: Là tốc độ tải trang của bạn, có ảnh hưởng đến thứ hạng website
- Time on Page: Khoảng thời gian người dùng truy cập vào trang của bạn trước khi đến trang khác.
- Landing Page (Trang đích): Là trang được thiết lập cho một mục tiêu cụ thể trên website của bạn.
- Google Search Console: Bộ công giúp bạn biết được website đang hiển thị như thế nào, cung cấp các báo cáo và dữ liệu chi tiết về cách từng trang xuất hiện trên Google như từ khóa, lượt click, thứ hạng của từ khóa đó
Mong rằng một vài thuật ngữ SEO phổ biến phía trên sẽ giúp ích cho bạn khi thực hiện tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Gặp bất cứ vấn đề nào trên hành trình đến thành công liên quan đến SEO hãy liên hệ SEORANKLEAD chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết mọi thứ.
Hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO nói riêng và Digital Marketing nói chung. Tư vấn và trực tiếp triển khai hơn 100 dự án SEO của SEORankLead.