Chat with us, powered by LiveChat
Shape Image One
Shape Image One
 Shape Image Four
 Shape Image Four
 Shape Image Four
 Shape Image Four
 Shape Image Four
 Shape Image Four
  • Seoranklead
  • Tháng tư 16, 2021
  • Không có bình luận

Page Speed là gì? Tốc độ tải trang ảnh hưởng đến SEO như thế nào?

Rate this post

Tốc độ load không chỉ tác động đến thứ hạng của website trên SERPs mà còn ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng trên website. Theo nghiên cứu năm 2018 của Google, 53% người dùng di động rời khỏi một trang web nếu trang đó mất hơn ba giây để tải. Đây cũng là lý do Google đã và đang có hành động cụ thể để cải thiện tốc độ tải trang bằng cách cung cấp một bộ công cụ cho các nhà phát triển và quản trị trang web. Một dịch vụ seo thành công là mang đến sự hiệu quả lên TOP mà còn đem đến trải nghiệm tốt nhất đến người dùng.Có rất nhiều công cụ để đo được tốc độ website. Một trong những công cụ này là Google Lighthouse.

Nhưng công cụ PageSpeed ​​Insights từ Google này thực sự hoạt động như thế nào? Và, quan trọng hơn, tốc độ tải trang có ảnh hưởng đến SEO nhiều không? Bạn sẽ tìm thấy mọi thứ bạn cần biết trong bài viết này.

Page speed là gì?

Tốc độ trang là lượng thời gian cần thiết để tải trang web. Có nhiều cách để đo tốc độ trên mạng của một trang web và  4 phép đo phổ biến nhất đó là:

  • Time to First Byte
  • Fully Loaded
  • First Meaningful Paint
  • Time to Interactive

Tốc độ trang ảnh hưởng đến SEO như thế nào?

Google đã sử dụng tốc độ trang là một trong những yếu tố xếp hạng của kể từ năm 2010. Năm 2018, họ đã phát hành một bản cập nhật mới khiến tốc độ trở thành yếu tố xếp hạng trên thiết bị di động. 

Một cách khác làm cho tốc độ ảnh hưởng nhiều đến SEO là về trải nghiệm người dùng. Nếu trang web của bạn quá chậm, người dùng của bạn sẽ thoát ra nhanh và trở lại bảng xếp hạng của Google ngay khi họ khi truy cập vào website, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng của bạn.  

Các công cụ đo tốc độ độ load phổ biến nhất hiện nay

Google có một công cụ gọi là PageSpeed ​​Insights Tool giúp các nhà quảng trị website kiểm tra tốc độ load trang của mình.

Công cụ này có thang điểm từ 0 đến 100 (trang web bạn đạt được số điểm cao càng tốt), PageSpeed ​​Insights Tool cung cấp cho bạn các báo cáo hiệu suất trang web cho cả lượt xem trên thiết bị di động và máy tính để bàn.

Sau đây là danh sách khá đầy đủ các công cụ có thể đo tốc độ tải trang hiệu quả:

  • PageSpeed Insights
  • ByteCheck
  • GTmetrix
  • Pingdom
  • Lighthouse
  • Web.dev

Hướng dẫn cải thiện tốc độ load trang chi tiết

Page Speed của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi 100 yếu tố khác nhau. Rất có thể, bạn sẽ không thể giải quyết mọi thứ. Hiểu được điều đó, chúng tôi đã nghiên cứu và liệt kê được các yếu tố chính sẽ làm cho trang web của bạn tải nhanh hơn trong phần dưới đây của bài viết.

1. Thời gian đáp ứng của Hosting

Hosting đóng một yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến tốc độ tải trang .Nếu bạn chạy trên một Share Hosting, khi có nhiều trang web chạy trên cùng một máy chủ, điều này có thể ảnh hưởng đến tốc độ trang.

Tất nhiên, bạn không phải trả hàng trăm đô la cho một hosting nếu trang web của bạn mới hoạt động. Trong trường hợp đó, lựa chọn Share Hosting có lẽ sẽ phù hợp nhất với bạn. Nhưng để tốc độ tải trang được nhanh hơn bạn nên chú ý đến các khía cạnh khi lựa chọn Share Hosting đó là:

  • Tốc độ
  • Thời gian hoạt động
  • Vị trí máy chủ (server)

Tất nhiên, nếu bạn cảm thấy website là một nền tảng quan trọng với chiến lược kinh doanh của bạn, VPS / Server sẽ là sự lựa chọn tốt hơn nhiều so với Share Hosting.

2. Tối ưu hóa hình ảnh

Hình ảnh thường là dữ liệu nặng nhất khi tải một website và nén hình ảnh là một trong những cách nhanh nhất nhằm cải thiện page speed cho trang web.

Nếu website của bạn đang sử dụng WordPress thì các công cụ như WP Smush giúp dễ dàng tối ưu hóa hình ảnh trên web. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một phần mềm nén hình ảnh như TinyPNG và TinyJPG   giúp bạn tiết kiệm rất nhiều băng thông.

Có một nguyên tắc nhỏ đó là bạn nên thay đổi kích thước hình ảnh theo kích thước thực mà hình ảnh sẽ được hiển thị trên website, sau đó sẽ nén chúng với các công cụ được giới thiệu ở trên trước khi tải chúng lên máy chủ.

Lazy loading cũng có thể làm cho trang web của bạn tải nhanh hơn vì nó chỉ tải hình ảnh khi mọi người cuộn đến gần.

4. Sử dụng CDN

Mạng phân phối nội dung (CDN) là một tập hợp các máy chủ web được phân phối trên nhiều địa điểm thuộc các khu vực khác nhau. Nó có thể được sử dụng để phân phối nội dung hiệu quả hơn cho người dùng.

Với CDN, người dùng của bạn có thể lấy dữ liệu từ máy chủ CDN gần họ hơn. Việc triển khai CDN có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với tốc độ trang web.

5. Kích hoạt bộ nhớ đệm trình duyệt

Mỗi khi bạn truy cập một trang web, trình duyệt của bạn phải kết nối và tải xuống toàn bộ dữ liệu của trang web từ máy chủ.

Nếu bạn đã bật bộ nhớ đệm trình duyệt thì quá trình này chỉ phải diễn ra lần đầu tiên khi có ai đó truy cập website. Mặc dù điều này không giúp tăng tốc load trang cho người dùng lần đầu tiên, nhưng nó tạo ra sự khác biệt lớn cho những lần truy cập tiếp theo.

Các plugin như WProcket giúp dễ dàng thiết lập bộ nhớ đệm cho trang web WordPress.

6. Kích hoạt tính năng nén GZIP

GZIP là một ứng dụng phần mềm được sử dụng để nén tệp. Sau khi được bật trên máy chủ, GZIP sẽ giảm kích thước tệp HTML, CSS và tệp JavaScript và do đó làm cho trang web của bạn tải nhanh hơn.

Gzip sẽ không hoạt động đối với hình ảnh, PDF và các định dạng nhị phân khác đã được nén.

7. Sử dụng AMP

Nếu bạn muốn thực sự tăng tốc trang web của mình trên tìm kiếm di động, bạn có thể sử dụng AMP. Các trang AMP đã xác thực được lưu trong bộ nhớ cache AMP của Google và điều này cho phép tải trang nhanh hơn

AMP có thể dễ dàng cài đặt cho WordPress với một plugin đơn giản . Sau khi được triển khai, trang web của bạn được phục vụ từ bộ nhớ cache của Google và do đó tải ngay lập tức trên thiết bị di động.

Nhược điểm với AMP là thiết kế trang web của bạn bị ảnh hưởng khi hiển thị với người dùng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *