Thuật ngữ “Google Sandbox” xuất hiện lần đầu vào những năm 2000, được dùng để mô tả tình trạng các trang website mới khởi tạo không được xếp hạng tốt trong kết quả tìm kiếm của Google. Các chuyên gia SEO giải thích rằng Google có thể đưa các trang web mới tạo vào một “hộp cát” (sandbox) vì Google muốn đánh giá chất lượng của các website này nhằm ngăn chặn các trang web spam.
Sự tồn tại của Google Sandbox là một trong những chủ đề được tranh luận rất nhiều trên các diễn đàn SEO. Vậy Google có thực sự sử dụng “Sandbox” để kìm hãm xếp hạng của các website mới hay không? Mặc dù Google chưa bao giờ xác nhận chính thức về sự tồn tại của Sandbox, nhưng nhiều chuyên gia SEO vẫn tin rằng các website mới phải trải qua một giai đoạn thử thách khi được Google công nhận và xếp hạng trên SERP.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến khái niệm về Google Sandbox cũng như giúp bạn tìm hiểu cách nhận biết liệu trang web của bạn có nằm trong hộp cát hay không? Thông qua đó, chúng ta sẽ có những giải pháp khắc phục và thoát khỏi Google Sandbox hiệu quả và nhanh nhất.
Google sandbox một thuật ngữ thường được giới SEO nhắc đến mỗi khi SEO trên 1 website mới. Sandbox được dịch ra có nghĩa là “hộp cát”. Thuật toán này để hiểu hơn là một bộ lọc, kiểm soát, nhằm ngăn chặn, kiềm hãm website mới đạt thứ hạng cao trong công cụ tìm kiếm Google.
Hiện tượng Sandbox tuy chưa được Google công nhận, dù vậy hầu hết các nhà quản trị website và giới SEOer vẫn tin sự tồn tại của nó. Đó được coi như là thời gian thử thách mà Google tạo ra cho một website mới. Tuy nhiên, bạn hãy cố gắng và kiên trì tìm cách khắc phục để website đạt vị trí mong muốn trong Google.
Thời điểm năm 2004, nhiều nhà SEOer nhận thấy trong quá trình triển khai SEO trên website mới tung ra, dù đã được Google lập chỉ mục hợp lệ nhưng nhiều website vẫn không thể xếp hạng trên SERPs ngay khi các từ khóa và cụm từ cạnh tranh tương đối thấp.
Google luôn đặt tiêu chí cung cấp nội dung mang tính xác thực và chất lượng cao tới người dùng. Do đó,việc Google chưa thể đặt niềm tin vào các website mới là điều hoàn toàn hợp lý.
Lúc này có thể được coi đây là một thời gian “thử việc” được Google tạo ra nó có thể kéo dài vài tuần thậm chí là vài tháng ngay cả khi bạn đã làm đúng mọi thứ .Trang website của bạn sẽ không đạt thứ hạng cao nếu Sandbox chưa đi qua.
Rand Fishkin, Co-founder của Moz cũng đã tiết lộ rằng Google đã cho gắn sandbox trên trang web MOZ tầm 9 tháng. Mặc dù họ đã tối ưu SEO cho website MOZ bằng những phương pháp whitehat.
Vào năm 2014, Sandbox đã tạo nên làn sóng thảo luận lớn khi các quản trị website và các SEOer phát hiện rằng các trang website của họ không được xuất hiện trong bảng xếp hạng nhanh như trước. Mặc dù đã được thảo luận chủ yếu trên diễn đàn mũ đen, có thể được công nhận là kết quả của một bộ lọc chống Spam khác từ Google.
Chúng ta cần hiểu rằng không phải 100% đều rơi vào kìm hãm “hộp cát” của Google, tuy nhiên có những content mới vẫn được Google đánh giá cao vì nó phù hợp với mong muốn của người dùng và có thể dựa vào đó theo dõi hành vi của khách hàng.
Để biết website bị Google Sandbox hay không thì các SEOer sẽ nhận biết qua những dấu hiệu đặc trưng sau đây:
Sụt giảm vị trí tìm kiếm sau nhiều lần thực hiện SEO
Vị trí liên tục giảm là một dấu hiệu để bạn nhận ra website dính vi phạm của “hộp cát”, mặc dù bạn đã tuân thủ đúng quy định của SEO, thậm chí chỉ thực hiện SEO 2 lần trở lên nhưng vị trí vẫn không nằm trong bảng xếp hạng. Từ đó website sẽ dần mất sự cạnh tranh với đối thủ khác và rơi xuống top 50 đến 300 trong danh sách tìm kiếm.
Không có dấu hiệu tồn tại trong các từ khóa tìm kiếm trên Google
Khi website dính án Sandbox thì sẽ mất tích và đóng băng trong một khoảng thời gian nhất định.Do đó từ khoá sẽ bay màu trên nền tảng Google mặc dù đã lập chỉ mục hợp lệ, tuy nhiên lại được tìm thấy trong các trình duyệt khác như Bing, Yahoo…, vậy thì khả năng cao website của bạn bị Sandbox kìm hãm.
Keyword nằm ngoài TOP 100
Ngay cả khi đối với những keyword dù đã tuân thủ theo đúng quy trình SEO, ít cạnh tranh nhưng vẫn không được xếp hạng .
Google luôn mang tiêu chí hàng đầu là hướng đến kết quả người dùng. Vì thế mục đích Google Sandbox sinh ra là tạo kết quả tốt nhất cho người dùng.
Với mục đích tạo ra một kết quả phù hợp với nhu cầu người dùng, để có một trải nghiệm và đạt kết quả tốt nhất đúng với mục tiêu tìm kiếm thì Google luôn đặt lên vị trí hàng đầu, cũng là mục tiêu để tuyển chọn các website có nội dung phù hợp, sáng tạo, dễ hiểu và đánh vào trọng tâm của người dùng cần tìm. Vì thế mà Google Sandbox đã xuất hiện ngăn chặn những website có chất lượng kém nhưng dùng những “thủ thuật” như spam keyword, backlink không whitehat để có thứ hạng cao hay tối ưu công cụ tìm kiếm quá mức.
Trên công cụ tìm kiếm khác như Yahoo hoặc Bing thì tốc độ index của Google khá nhanh và đây cũng là một điểm mạnh của Google. Điều này vô tình giúp các SEOer mũ đen lạm dụng, hợp tác tạo ra nhiều liên kết spam cho website của họ lên một thứ hạng cao trong bảng xếp hạng tìm kiếm. Vì thế từ một lợi thế đã biến thành nhược điểm của Google.
Cũng chính vì nguyên nhân này nên Google Sandbox chỉ kéo dài một thời gian ngắn đủ để Google phát hiện và ngăn chặn triệt để, đảm bảo một website an toàn chất lượng hướng tới người dùng. Đồng thời đem lại công bằng cho các website chất lượng.
Các website dính Google Sandbox thì có vô vàng nguyên nhân . Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến các SEOer dễ bị phạm lỗi nhất:
– Lượng backlink, outlink có chất lượng kém, hoặc tăng đột ngột trong thời gian ngắn: Không có gì đáng nói khi website bạn có lượng backlink,outlink tăng đột ngột kèm theo chất lượng không đảm bảo, nội dung nhạy cảm, không mang hiệu quả tìm kiếm, nhiều nhưng kém thì khả năng cao website sẽ được nằm trong “quản lý” phạt của Google Sandbox.
– Nội dung không sáng tạo, sao chép, trùng lặp và đường dẫn URL giống nhau: Đây là một trong những yếu tố Google luôn quan tâm tới website của bạn. Vì thế hãy xây dựng một website có nội dung độc đáo, chất lượng và tránh trùng lặp từ khi xây dựng một website mới.
– Và một số nguyên nhân khác: Với các nguyên nhân được đề cập như trên thì có vài nguyên nhân tiêu biểu đáng được lưu ý: Bị các đối thủ chơi xấu, SEO chất lượng thấp nhưng tối ưu quá đà đối với một website mới, tối ưu SEO On-page kém.
Bạn đã thử kiểm tra xem website của mình có dính Google sandbox hay không, thì hãy thử tìm kiếm thứ hạng trên các trang website khác của công cụ như Bing, Yahoo hay Firefox, Cốc Cốc v.v…
Nếu kết quả đứng trong top 10 hoặc trang 2 của các công cụ này, nhưng thay vào đó lại đứng thứ hạng 100 trong Google search, thì chứng tỏ website của bạn đã bị mắc phải Google Sandbox.
Google là một công cụ tìm kiếm thông tin uy tín được mọi người tin dùng, vậy để có những website uy tín thì Google đã không ngừng phát triển và nỗ lực ngăn chặn các bài viết có nội dung xấu, nhằm mang đến một kết quả có độ uy tín cao.
Chính vì thế Google tạo ra những quy tắc nghiêm ngặt đối với các website mới, cũng không quá khó hiểu khi Google đưa ra “hộp cát” (Sandbox) để xem xét, kiểm tra và đánh giá trước khi đưa thông tin tới người dùng .Chính nó cũng là một thử thách cho các SEOer nỗ lực hơn.
Nhưng không có gì tuyệt đối, đôi khi chúng ta cũng không thể thoát khỏi Google Sandbox thay vào đó hãy rút ngắn hiệu ứng thời gian trên website của chúng ta.
Lưu lượng truy cập là một tính hiệu tuyệt vời để nhận thấy trang web của bạn có tương tác và phù hợp với người dùng, bằng cách nhận được một lưu lượng lớn các truy cập đều đặn trong vài tháng đầu tiên điều này có thể thoát Google Sandbox nhanh hơn.
Bạn cần hiểu rằng, Google Sandbox sẽ áp dụng lên các website khi nó bắt đầu được Google thu thập dữ liệu hay hiểu theo cách khác là được Google lập chỉ mục vì thế chúng ta phải cố gắng để website index các bài viết quan trọng nhanh nhất có thể.
Google sẽ xem xét các tín hiệu từ mạng xã hội như facebook, tiktok, instagram, youtube…của bạn có đang phổ biến hay không,nếu website mới của bạn nhận được mọi người yêu thích trên các mạng xã hội điều này sẽ giúp ích cho bạn thoát khỏi “hộp cát” nhanh hơn, vì thế bạn hãy củng cố và tạo ra các content có nội dung hấp dẫn hãy trao dồi kỹ năng và tìm hiểu thêm cách thức hoạt động của các mạng xã hội tận dụng nguồn traffic từ đó. Điều này có thể giúp ích khi bạn mắc phải Google Sandbox.
Sandbox thường cập nhập các từ khóa ngắn có tính cạnh tranh cao vì vậy bạn hãy đi từ những từ khóa dễ và dài để website có tính nội lực, khi các từ khóa dài lên top thì website của bạn có lượng traffic nhất định và đều đặn hơn. Thực tế cho thấy, SEO ngày một phổ biến và các từ khóa dài dần dần trở nên canh tranh nên bạn hãy dứt khoát để chen chân lên bảng xếp hạng của Google với những từ khóa dài.
Thuật toán của Google hướng tới các trang web có thẩm quyền , đáng tin cậy và hữu ích. Vì thế bạn cần bắt đầu ngay lập tức để xây dựng độ uy tín của website với một vài gợi ý của chúng tôi sẽ giúp ích tăng trust cho website của bạn:
Và một số cách đẩy Google Sandbox ra xa website của bạn: Mua lại các domain có độ tuổi cao. Website chất lượng, bài viết có nội dung độc đáo ,sáng tạo. Tăng traffic website tự nhiên. Tuyệt đối không SEO quá mức cho một website mới.
Kết luận:
Để website có nội dung độc đáo, và kết quả xuất hiện bảng tìm kiếm Google thì bạn đừng quên các mục tiêu mà Google muốn hướng đến: Đáp ứng nhu cầu, thỏa mãn mong muốn của người dùng. Việc SEO quá đà hay Spam đều không thể giúp bạn có được website hoàn chỉnh, Sandbox sẽ mãi là rào cản nếu bạn tiếp tục lách luật như vậy.
Hy vọng qua bài viết này, khi các SEOer nếu mắc phải Google Sandbox thì hãy bình tĩnh, cần hiểu và biết nó để vượt qua giai đoạn này có như vậy bạn mới triển khai kế hoạch SEO dễ dàng nhất. Điều này có thể giúp website của bạn thăng hạng nhanh chóng trên Google.
TÔI CÙ VĂN QUANG