Google Penalty là một mối lo ngại đối với các chủ sở hữu trang web, khi bị Google Penalty áp đặt sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến trang web của bạn bị tụt traffic (lưu lượng truy cập) một cách chóng mặt và kèm theo những ngày sau đó không kiểm soát được việc trang web mất index liên tục. Vậy nguyên nhân bị phạt là gì? Và cách khắc phục khi Google Penalty bạn đã nắm được chưa? Nếu chưa, hãy theo chân bài viết của chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn.
Google Penalty là một trong những hình phạt do Google đặt ra để xử lý các trang web có dấu hiệu phạm luật hay có nội dung xung đột dựa trên các thuật toán tìm kiếm của Google.
Khi trang web dính án phạt đồng nghĩa với việc trang web có thể giảm lưu lượng truy cập, giảm xếp hạng hoặc thậm chí bay màu khỏi trang xếp hạng trên SERP, bên cạnh đó Google sẽ không đề xuất trang web tới người dùng và họ sẽ khó tìm thấy bạn trên công cụ tìm kiếm.
Google Penalty có sức ảnh hưởng nghiêm trọng với các SEO, điều này gây tổn thương đến sự hiện diện trực tuyến và từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả cũng như doanh thu trang web của bạn. Đồng thời, bạn sẽ mất đi cơ hội tiếp cận với các khách hàng tiềm năng. Chính vì thế trang web của bạn sẽ bị mất giá trị, và sự tin tưởng từ khách hàng và đối tác.
Để lấy lại phong độ cũng như sự tự tin vốn có bạn sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức để khắc phục, phục hồi lại vị trí trên Google. Điều cần làm bây giờ là bạn cần phải trang bị đầy đủ kiến thức về Google Penalty, cách phòng tránh và khắc phục nó một cách hiệu quả nhất.
Và dưới đây là một vài dấu hiệu để nhận thấy trang web của bạn bị Google Penalty:
Chỉ cần nhấp cú pháp “site:domain” sẽ giúp bạn thống kê, kiểm soát số lượng chuyên mục, bài viết được Google Index. Nếu số lượng index tụt quá nhiều đó chính là dấu hiệu website của bạn đang bị Google Penalty.
Khi bị Google Penalty, chỉ trong một hoặc hai ngày traffic giảm đột ngột so với ngày hay tháng trước. Và không có dấu hiệu phục hồi trong nhiều ngày sau đó.
Phần lớn bị tụt traffic do website bị mất thứ hạng tìm kiếm. Bởi vậy, nếu phần lớn truy cập đến từ social hoặc backlink khác thì lượng traffic này không thể hiện quá nhiều tới dấu hiệu nhận biết Google Penalty.
Một trong những dấu hiệu cho thấy trang web của bạn bị Google Penalty chính là xếp hạng của từ khóa bị rớt hạng trầm trọng, các từ khóa cạnh tranh và đứng top bỗng dưng biến mất khỏi top 100 đột ngột sau một đêm. Có nghĩa khách hàng không thể tìm thấy từ khóa của bạn trên web của Google hay các bảng xếp hạng.
Chỉ số Pagerank cũng giảm sâu do bị ảnh hưởng từ hệ thống backlink của website.
Các website thường được hoạt động và xây thông qua công cụ tìm kiếm Google. Hy vọng rằng những thông tin được chia sẻ ở trên giúp bạn sẽ có thêm kiến thức về cách nhận biết khi website bị Google Penalty.
Vậy nguyên nhân gì khiến trang web của bạn bị Google Penalty, hãy đọc tiếp bài viết bên dưới để hiểu rõ nguyên nhân gây ra là gì nhé.
Những nguyên nhân dẫn tới việc trang web bị dính án phạt từ Google rất đa dạng, và nguyên nhân chính do bạn đã vi phạm điều luật cũng như thuật toán của Google. Thông thường các trang web nhận hình phạt sau những lần Google cập nhật thuật toán mới nhằm xử lý các trang web lách luật và chất lượng kém. Cụ thể dưới đây là 4 nguyên nhân chủ yếu thường sẽ được Google tập trung vào:
Nội dung kém chất lượng:
Đối với trang web có nội dung ngắn và kém chất lượng, không mang đến hiệu quả cho người dùng thường sẽ bị Google gửi đến một lời cảnh báo nhằm thông báo rằng nếu trang web tiếp tục như vậy không có phương án cải thiện chất lượng thì phải nhận mức hình phạt nặng nhất là Google Penalty.
Vài nội dung lọt vào tầm ngắm của Google như:
Việc sử dụng quá nhiều từ khóa không liên quan tới nội dung của website trong các thẻ trên site như tiêu đề, mô tả, thẻ từ khóa, thẻ hình ảnh hoặc nội dung gọi là spam từ khóa.
Trong SEO quy định tỷ lệ từ khóa trong site chỉ được chiếm trong khoảng 4 – 6%, nhiều người đã xem thường quy định này nhằm mục đích đẩy nhanh tốc độ index và giúp website lên top nhanh chóng. Việc spam quá đà làm giảm đi chất lượng và khả năng đọc của website, mất đi sự liên quan và tập trung của nội dung. Đồng thời mất đi sự tin tưởng cho người dùng.
Google thừa sức biết các hành động spam và phạm luật của bạn , vì thế Google sẽ đưa ra hình phạt cho website này bằng cách giảm xếp hạng hoặc loại bỏ website khỏi kết quả tìm kiếm.
Sử dụng quá nhiều liên kết đến hoặc từ các web kém chất lượng, có mục đích xấu sẽ gây ra các liên kết bất thường, dẫn đến người dùng bị phiền và có trải nghiệm tồi tệ khi sử dụng trang web kém chất lượng. Vì thế có nhiều liên kết bất thường cũng sẽ góp phần làm Google nghi ngờ về mục đích và chủ đề trang web, từ đó sẽ đưa ra hình phạt bất cứ lúc nào cho bạn. Điều này làm ảnh hưởng đến kết quả hiển thị trên SERP.
Kỹ thuật che đậy nội dung ( còn gọi là kỹ thuật Black hat ) là một trong những kỹ thuật của các SEO mũ đen bị Google cấm sử dụng, điều này làm giảm sự minh bạch và trung thực của trang web, không chỉ lừa dối người dùng mà còn khiến Bot Google thu thập thông tin sai lệch. Việc che đậy nội dung mang đến hệ quả không hề nhỏ cho trang web của bạn thay vào đó sẽ nhận hình phạt bằng cách giảm xếp hạng thậm chí không thể tìm kiếm từ khóa trên SERP.
Để đánh bay Google Penalty tránh xa trang web của chúng ta là điều không dễ dàng, vì thế bạn cần hiểu rõ về nó để từ đó tìm cách khắc phục. Một khi trang web của bạn bị lĩnh án phạt từ Google điều này sẽ lấy đi hình ảnh uy tín mà bạn đã cố gắng xây dựng, sẽ rất khó khăn để lấy lại hình tượng. Vì thế bạn hãy kiên trì và quyết tâm phục hồi lại vị trí vốn có, không có gì ngăn cản bạn làm điều đó.
Để hiểu rõ về khung hình phạt từ Google thì Google có hai hình phạt dành cho trang web khi lách luật, cùng chúng tôi tìm hiểu nào:
– Trang web của bạn bị hình phạt thuật toán: Hình phạt này sẽ xuất hiện trước hoặc sau khi Google cập nhật thuật toán. Những trang web có nội dung copy, trùng lặp, và mỏng, nhồi nhét từ khóa thường sẽ bị dính án phạt vào thời điểm này. Vì vậy bạn điều bạn nên vào lúc này là tối ưu lại toàn bộ website, bao gồm cả content và link theo nguyên tắc và hướng dẫn của Google về SEO.
Từ đó hãy theo dõi sự thay đổi của bảng xếp hạng, lượng traffic và chỉ số khác của trang web. Kiên trì đợi Google đánh giá và phục hồi lại vị trí cho bạn nhé.
– Trang web của bạn bị hình phạt thủ công: Đây là hình phạt được thông qua bởi nhân viên Google sau khi kiểm tra và phát hiện ra những hành vi bất thường trên trang web của bạn. Và nguyên nhân của các hình phạt này có thể do yếu tố chủ quan hoặc khách quan. Vì vậy điều bạn cần làm ngay lúc này là sửa chữa các vi phạm mà Google đề cập tới, đồng thời hãy nhanh chóng gửi khiếu nại lên Google để yêu cầu lập lại chỉ mục, để hoàn tác các kết quả về trang kết quả tìm kiếm. Cần làm nhanh chóng trước khi khách hàng phát hiện ra bạn đã bị biến mất trên Google.
Thông qua bài viết về định nghĩa Google Penalty là gì? Và một vài dấu hiệu nhận biết cùng với cách khắc phục khi lọt vào tầm ngắm của Google Penalty, mong rằng bài viết này một phần giải đáp được thắc mắc cho bạn một cách toàn diện. Chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình vận hành trang web trở nên tốt đẹp, đạt thứ hạng cao trên bảng tìm kiếm. Đặc biệt không dính bất kỳ hình phạt nào từ Google. Good luck!
TÔI CÙ VĂN QUANG