Internal Link là một phần không thể thiếu trong chiến lược SEO. Đây là những điều bạn cần biết khi xây dựng liên kết nội bộ cho trang web của mình.
Trong SEO, khi bạn nghe thấy thuật ngữ “xây dựng liên kết” hay “link building”, bạn có thể cho rằng người đó đang nói về các liên kết bên ngoài (external link) hoặc backlink.
Thực tế thì backlink từ các trang web khác là một tín hiệu mạnh mẽ cho các công cụ tìm kiếm và là động lực thúc đẩy thứ hạng website trên kết quả tìm kiếm không phải trả tiền.
Nhưng có một kiểu xây dựng liên kết khác cũng rất quan trọng kém đó chính là: liên kết nội bộ .
Nội dung
Internal Link là những liên kết trỏ từ trang này sang trang khác trên trang web của bạn. Ngược lại, các liên kết bên ngoài là những link trỏ đến trang trên một tên miền khác.
Ngày nay, nhiều người làm SEO quá tập trung vào việc xây dựng các liên kết tự nhiên từ các nguồn bên ngoài mà bỏ qua các chiến lược cải tiến liên kết nội bộ. Đây là một sai lầm rất lớn của các SEOer , vì vậy hãy cùng xem cách bạn có thể tránh những cạm bẫy để xây dựng một chiến lược internal link mạnh mẽ trong phần tiếp theo của bài viết.
Liên kết nội bộ có tác động gì đến kết quả SEO không? Câu trả lời ngắn gọn là “Có”.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn tận dụng liên kết nội bộ để nó thực sự tác động đến thứ hạng SEO của mình, bạn cần phải tìm hiểu sâu hơn một chút để biết tại sao nó lại quan trọng.
Chúng ta có thể chia lợi ích của Internal thành ba điểm chính:
Website có cấu trúc liên kết nội bộ vững chắc, có thể giúp các công cụ tìm kiếm tìm và lập chỉ mục các trang trên website dễ dàng hơn.
Theo Google:
“Một số trang được biết đến vì Google đã thu thập thông tin chúng trước đó. Các trang khác được phát hiện khi Google theo một liên kết từ một trang đã biết đến một trang mới ”.
Sử dụng các liên kết nội bộ hợp lý, chặt chẽ giúp Google dễ dàng khám phá nội dung có liên quan trên trang web của bạn. Một lợi ích bổ sung ở đây là các liên kết nội bộ có thể giúp chứng minh mối quan hệ theo ngữ cảnh giữa hai trang.
Khi bạn sử dụng liên kết nội bộ đúng cách, nó sẽ gửi tín hiệu rằng trang a có liên quan đến trang b . Đây có thể là một cách tuyệt vời để chứng minh bạn có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực của bạn nếu website có nhiều nội dung thẩm quyền kết hợp với nhau.
Các liên kết nội bộ cũng có thể được tận dụng để làm nổi bật các trang quan trọng của website.
Cấu trúc trang web đóng một vai trò quan trọng trong cách trình thu thập thông tin tìm kiếm điều hướng và hiểu website và chúng sử dụng liên kết nội bộ để đo lường trang nào là quan trọng nhất và gắn chặt nhất với thương hiệu của bạn.
Càng nhiều liên kết nội bộ bạn trỏ đến một trang, thì các bot của công cụ tìm kiếm sẽ nghĩ rằng trang đó càng quan trọng.
Điều này có thể ảnh hưởng đến những từ khóa và cụm từ mà chúng sẽ liên kết với các trang của bạn – khi có nhiều trang có chủ đề tương tự, các công cụ tìm kiếm sẽ sử dụng các liên kết nội bộ để quyết định trang nào quan trọng nhất và sẽ hiển thị trong kết quả tìm kiếm.
Liên kết nội bộ cũng là một cách tuyệt vời để cải thiện trải nghiệm người dùng (UX) bằng cách giúp khách truy cập tìm thấy nội dung thú vị và phù hợp hơn.
Dưới đây là năm chiến lược bạn có thể sử dụng để cải thiện liên kết nội bộ của mình. Trong số vô số chiến lược hiện có, cá nhân tôi thấy rằng 5 chiến lược này có ảnh hưởng lớn nhất đến kết qủa SEO. Bạn có thể chỉ chọn một trong số chúng cho trang web của mình hoặc sử dụng kết hợp nhiều loại để có kết quả tốt hơn.
Nhiều website tạo ra một chuyên mục tin tức hay blog để tạo ra “nội dung hấp dẫn và hữu ích”. Các bài đăng này thu hút lượng truy cập đáng kể. Vấn đề là một bài blog hiếm khi có thể mang đến tỷ lệ chuyển đổi cao. Vậy tại sao bạn không điều hướng người dùng từ các bài đăng trên blog có lưu lượng truy cập cao đến các trang được tối ưu hóa cụ thể cho mục đích chuyển đổi?
Bước 1. Tìm các trang đích có lưu lượng truy cập cao và chuyển đổi thấp. Để đạt được mục tiêu này, hãy mở Google Analytics , chuyển đến Behavior >> Landing Page và sắp xếp các URL theo số phiên. Nhấn vào biểu tượng So sánh và chọn số liệu có liên quan từ menu thả xuống. Bạn có thể lọc thêm các URL để đáp ứng các tiêu chí nhất định, chẳng hạn như chỉ hiển thị các URL blog. Chọn các URL có lưu lượng truy cập cao nhưng có tỷ lệ chuyển đổi thấp.
Bước 2. Xác định các trang có tỷ lệ chuyển đổi cao – các trang đích chuyển đổi hàng đầu của bạn. Sử dụng cách tiếp cận tương tự với cách được mô tả trong bước trước.
Bước 3. Sử dụng liên kết đến các trang chuyển đổi cao trên các trang có lưu lượng truy cập cao. Liên kết hình ảnh hoặc biểu ngữ có khả năng thu hút nhiều nhấp chuột hơn liên kết văn bản.
Giả sử bạn có một blog với rất nhiều nội dung hữu ích. Và như chúng ta đều biết, nội dung hữu ích thu hút nhiều backlink hơn. Chúng tai có thể tận dụng các liên kết nội bộ trên các bài đăng này để quảng cáo cho các trang bị mắc kẹt ở đâu đó trên trang 2 trong SERPs.
Để ước lượng PageRank của các trang, chúng ta sử dụng chỉ số InLink Rank trong công cụ Website Auditor. Nó được hình thành dựa trên cùng một công thức với cách PageRank ban đầu của Google – đánh giá sức mạnh xếp hạng của một trang dựa trên số lượng và chất lượng của các backlink trỏ đến nó.
Bước 1. Tìm các trang có Xếp hạng InLink cao. Trong Website Auditor , hãy mở dự án của bạn và đi tới Site Structure Page . Nhấp vào tiêu đề của cột Inlink Rank để sắp xếp các URL theo chỉ số từ cao xuống thấp. Bạn cũng có thể áp dụng bộ lọc tùy chỉnh để tìm các trang đáp ứng các tiêu chí nhất định, ví dụ như các trang blog. Sử dụng biểu tượng bộ lọc để làm điều đó.
Bước 2. Tìm các trang xếp hạng ở đầu trang 2 cho các từ khóa mục tiêu của bạn. Chúng tôi sử dụng Google Search Console để truy xuất các trang này. Hãy đăng nhập vào tài khoản Google Search Console >> Hiệu suất >> Click vào ô thứ hạng trung bình. Tiếp thep sử dụng bộ lọc “Ngày” và chọn ngày gần nhất và sắp xếp thứ hạng cột vị trí từ cao xuống thấp. Cuối cùng ta chọn các trang có từ khoá đang nằm ở trang 2 và xuất ra file Excel.
Bước 3. Thêm liên kết đến các trang bạn đã chọn ở Bước 1 đến các trang bạn đã xuất ra ở bước 2. Lưu ý rằng điều quan trọng là các liên kết mới được thêm vào phải có liên quan đến nội dung của trang đích.
LƯU Ý: Chiến lược này và hai chiến lược sau dựa trên mức độ cạnh tranh và lượng tìm kiếm từ khóa. Quy trình thực hiện rất giống nhau. Đó là lý do tại sao tôi sẽ chỉ mô tả nó một lần.
Trong trường hợp này, trang web của bạn được tối ưu hóa cho một số từ khóa có khối lượng tìm kiếm cao, cạnh tranh cao. Những từ khóa như vậy thường có ý nghĩa rất chung chung, ví dụ: “giày giá rẻ”.
Thông thường, bạn sẽ có nội dung của Landing Page được tối ưu hóa để xếp hạng cao cho các từ khóa này, với các trang khác phục vụ mục đích phụ trợ. Các trang bổ trợ này vẫn cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng, nhưng chúng không được xếp hạng cao cho bất kỳ từ khóa nào. Trong cấu trúc liên kết như vậy, LP có nhiều liên kết trỏ đến nó hơn bất kỳ danh mục hoặc các trang cấp dưới nào:
WebSite Auditor là một công cụ lý tưởng để giúp bạn phân tích cấu trúc liên kết nội bộ của mình hoặc xây dựng nó từ đầu. Đầu tiên, chuyển đến bảng điều khiển Pages và nhấp vào nút + bên cạnh các tab để tạo không gian làm việc tùy chỉnh. Đảm bảo bạn thêm các cột sau:
Trong màn hình bên dưới của WebSite Auditor, nhấp vào Links to Pgae. Tại đây, bạn có thể biết mỗi URL có bao nhiêu liên kết nội bộ. Trong nháy mắt, bạn có thể biết liệu trang đích có đúng số lượng liên kết nội bộ trỏ đến hay không và nếu không, hãy thêm nhiều liên kết khác.
Trong trường hợp này, bạn chủ yếu tập trung vào các từ khóa có Search Volume trung bình. Thông thường, đây là những từ khóa gồm ba từ có nghĩa cụ thể hơn so với các thuật ngữ đã thảo luận ở điểm trước, ví dụ: “mua giày Gucci” hoặc “giày Gucci tốt nhất”. Chúng thường thuộc về danh mục sản phẩm trong trang web thương mại điện tử hoặc danh mục chủ đề trong trang web blog. Trong cách tiếp cận này, các trang danh mục có mức độ ưu tiên cao nhất; đó là lý do tại sao chúng nên lấy các liên kết nội bộ theo đúng ngữ cảnh nhất trỏ đến.
Thay vì nhắm mục tiêu một vài từ khóa có khối lượng tìm kiếm cao, bạn có thể thích tìm kiếm nhiều từ khóa đuôi dài, khối lượng tìm kiếm thấp. Trong hầu hết các trường hợp, chúng thuộc cấp dưới cùng của trang web, ví dụ: các bài đăng trên blog cá nhân hoặc danh sách sản phẩm.
Trong trường hợp này, hầu hết các liên kết nội bộ theo ngữ cảnh phải trỏ đến các trang cấp dưới cùng và các trang này phải được liên kết với nhau đúng cách.
Tóm lại, bạn đã biết liên kết nội bộ là gì và tại sao điều quan trọng là phải có một cấu trúc liên kết nội bộ vững chắc. Bạn đã nắm được 5 chiến lược liên kết nội bộ có thể có tác động lớn đến thứ hạng nếu bạn thực hiện đúng. Tôi chắc rằng có nhiều thủ thuật và chiến lược hơn ngoài kia. Nếu bạn có bất kỳ đề xuất hoặc ý tưởng nào để chia sẻ, hãy cho tôi biết trong phần bình luận bên dưới!