Bạn đang tìm kiếm 1 chiến lược SEO thật sự có hiệu quả trong việc tăng traffic cho bạn? Vậy thì bạn tìm đến đúng bài viết rồi đấy! Tuy nhiên chúng tôi cũng cảnh báo trước với bạn rằng… chiến lược này chẳng hề dễ dàng, hoành tráng hay nhanh chóng đâu. Đó chưa phải là tin xấu. Tin xấu chính là: Bạn sẽ phải cực kỳ tập trung và chăm chỉ khi áp dụng chiến lược này, chỉ khi thật sự cố gắng thì bạn mới có được kết quả như mong muốn.
Bạn có đang cảm thấy e sợ không?
Chúng tôi biết chắc rằng, sẽ có 1 số người từ bỏ việc đọc tiếp bài viết này ngay lập tức. Bởi vì cụm từ “chăm chỉ” có vẻ như sẽ làm nhiều người sợ hãi.
Nhưng chúng tôi cũng biết rằng bạn không giống như những người đó, lý do chính là bạn vẫn tiếp tục ở lại và đọc bài viết này! Chúng tôi rất vui vì bạn đã không bỏ đi, còn đây là tin tức tốt dành riêng cho bạn:
Mặc dù chiến lược SEO này không hề dễ dàng, nhưng nó sẽ làm tăng đáng kể traffic của bạn và đem lại cho bạn chỉ số ROI (Return of Investment – tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư) tuyệt vời nếu bạn áp dụng chiến lược này trong 1 thời gian dài. Tại sao ư?
Bởi vì những gì bạn được đọc hôm nay là về chiến lược SEO “evergreen” – chiến lược SEO đem lại cho bạn kết quả tốt như mong muốn và không hề bị ảnh hưởng bởi các cập nhật thuật toán mới của Google.
Thật tuyệt vời, đúng không?
Tất cả những gì bạn cần làm là thực hiện những gì chúng tôi sắp hướng dẫn cho bạn, thật tập trung và chăm chỉ, và cuối cùng là chờ đợi kết quả mà bạn vẫn luôn mong muốn.
Hãy cùng bắt đầu nào!
Có 1 sự thật khó hiểu rằng: Những chiến lược tuyệt vời nhất thường rất đơn giản.
Xin được phép trích lời Einstein: “Mọi thứ nên đơn giản hết mức có thể, chứ đừng đơn giản trên mức ấy.”
Đây cũng chính là cách chúng tôi tiếp cận và phát triển chiến lược SEO này. Thông qua rất nhiều lần thử nghiệm, cân nhắc, và rút kinh nghiệm, chúng tôi cô đọng chiến lược SEO thành 4 yếu tố chính:
Chiến lược này đã giúp chúng tôi thu hút được hàng triệu lượt tìm kiếm tự nhiên cho khách hàng, website, và bản thân chúng tôi.
Bạn có biết yếu tố nào mà Google xem trọng nhất mỗi khi họ nghĩ ra 1 thuật toán mới hay không?
Chính là trải nghiệm của người dùng đấy.
Google sẽ làm mọi cách có thể để phục vụ người dùng, đem lại cho người dùng những kết quả tìm kiếm tốt nhất.
Vậy thì, kết quả tìm kiếm “tốt” là gì?
Đầu tiên, những kết quả ấy phải thỏa mãn được ý định tìm kiếm của người dùng. Điều này có nghĩa là, nếu ai đó tìm “mua backlinks”, họ sẽ thấy những kết quả tìm kiếm liên quan đến việc mua backlinks.
Điều này nghe có vẻ sơ cấp quá, nhưng việc thật sự hiểu được nó rất quan trọng đấy. Bạn phải hiểu rõ yếu tố thứ 1 này thì mới có thể thực hiện được yếu tố thứ 2. Nhưng bạn cũng biết, chỉ thỏa mãn được ý định tìm kiếm thôi thì không giúp trang web của bạn giành được xếp hạng cao. Ngoài điều này, bạn còn phải đảm bảo website của bạn đạt chất lượng mà Google quy định nữa. Chúng tôi sẽ giải thích cụ thể về việc xây dựng website như thế nào là “chất lượng” ở yếu tố 2.
Nhưng, những gì chúng tôi muốn phân tích bây giờ là tổng thể chất lượng của trang web mà bạn đang sở hữu.
Nghe này: Bạn không có đủ nhiều thời gian để tạo ấn tượng tốt trên internet như bạn vẫn nghĩ đâu.
Trên thực tế thì, theo Nielsen, trung bình người dùng sẽ rời khỏi website của bạn trong thời gian ít hơn 20 giây. Tạp chí Time thực hiện 1 cuộc khảo sát và công bố rằng hầu hết người dùng sẽ rời khỏi 1 website nào đó trong 15 giây ngắn ngủi. Vậy thế nên, dựa trên 2 nghiên cứu này, chúng ta có thể đưa ra kết luận rằng, chúng ta chỉ có khoảng ít hơn 20 giây để có thể gây ấn tượng với người dùng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn phải làm tất cả mọi thứ có thể để giữ chân họ lâu hơn trong trang web của bạn.
Tất nhiên là cũng có vài trường hợp ngoại lệ (chúng tôi sẽ đề cập đến ở Yếu tố 2).
Nhưng trong đa số trường hợp thì, chúng ta vẫn phải cố gắng hết mức để người dùng ở lại trang web lâu hơn.
Lý do mà chúng ta phải làm như thế là gì?
Thời gian ở lại website lâu = tỷ lệ chuyển đổi càng cao? (Conversion Rate – chỉ số khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực thụ)
Người dùng bị thu hút bởi website của bạn sẽ có cơ hội cao trở thành khách hàng của bạn hơn, thậm chí người đó cũng sẽ chia sẻ website của bạn trên kênh xã hội của họ nữa.
Thời gian ở lại website lâu = Tín hiệu tích cực từ người dùng
Hiệu ứng tích cực đối với doanh nghiệp của bạn trong việc tăng thời gian ở lại website rất rõ rệt. Nhưng điều mà không phải ai cũng nhận ra là điều này cũng có thể tăng hiệu quả SEO của bạn. Khi 1 người dùng ở lại website của bạn đủ lâu, thì đó chính là 1 tín hiệu rất tích cực.
Đọc đến đây thì có thể bạn sẽ thắc mắc… Làm thế nào Google có thể thu thập được thông tin này chứ?
Đơn giản thôi.
Nếu bạn có cài script của Google Analytics trong website của bạn, thì nó sẽ theo dõi hành vi của người dùng.
Nếu bạn sử dụng bất kỳ điện thoại nào với công nghệ của Google, thì chúng sẽ theo dõi hành vi của bạn.
Dù sao đi nữa, thì đây mới là điểm chính là chúng tôi muốn chia sẻ: Hãy tìm cách tăng thời gian ở lại website của người dùng (những trường hợp ngoại lệ sẽ được đề cập đến ở Yếu tố 2).
Để bổ trợ cho những gì mà chúng tôi vừa trình bày, sau đây là 1 vài thay đổi lớn – nhỏ mà bạn cần thực hiện để tăng trải nghiệm người dùng và thời gian duyệt website:
Bạn phải chú trọng vấn đề tốc độ của website hơn nữa. Thật điên rồ khi nhiều chủ website vẫn chưa hề xem xét tốc độ như là 1 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả SEO của họ. Bạn cần ưu tiên yếu tố tốc độ, từ đó cải thiện tốc độ tải trang cho website của bạn.
Thật sự thì, chẳng có gì khó chịu hơn là phải đợi 1 khoảng thời gian để trang web nào đó tải đầy đủ nội dung của nó. Chẳng mấy ai có đủ kiên nhẫn để đợi đâu. Họ thường sẽ tắt ngay nếu 1 trang web nào đó mất quá nhiều thời gian để tải.
Bạn có thể cảm thấy chúng tôi đang nói đi nói lại chỉ 1 chủ đề, nhưng thật sự thì thiết kế website thân thiện với thiết bị di động cực-kỳ-quan-trọng trong SEO đấy.
Mặc dù điều này còn phụ thuộc vào lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh nữa (hầu hết khách hàng ở mảng B2B – Business to business, thường tìm kiếm trên máy tính), tuy nhiên điều này cũng không phải là lý do chính đáng để bạn có thể bỏ qua giao diện thân thiện với thiết bị di động đâu nhé.
Hãy chắc chắn rằng giao diện di động của bạn hoạt động tốt trên bất kỳ nền tảng thiết bị di động nào. Đừng phí thời gian và công sức để xây dựng 1 trang web dành riêng cho thiết bị di động bởi vì trang web này sẽ cướp đi độ uy tín của trang web chính của bạn.
Cấu trúc website của bạn là dành cho người dùng, chứ không phải cho công cụ tìm kiếm. Điều này có vẻ lạ lẫm đối với bạn, nhưng có 1 sự thật kỳ quặc rằng: Nếu bạn xây dựng cấu trúc website với trải nghiệm của người là ưu tiên chính thì kết quả SEO mà bạn đạt được sẽ rất tốt, thậm chí có thể vượt kỳ vọng của bạn.
Một cấu trúc website “hiệu quả” thường đem lại 3 ưu điểm sau:
-Nó giúp người dùng duyệt website của bạn 1 cách trơn tru, liền mạch.
-Nó giúp công cụ tìm kiếm phát hiện và index tất cả các trang trong website của bạn.
-Nó giúp xây dựng uy tín website cho bạn.
Khi bạn đã cải thiện tốc độ tải trang, phát triển thiết kế thân thiện với thiết bị di động, và tạo ra cấu trúc phục vụ cho người dùng rồi, thì bạn sẽ thấy được sự tác động tích cực rõ rệt đến kết quả SEO của bạn đấy.
Hãy tập trung vào 3 điều trên trước nhé!
Sau đó, bạn nên tập trung vào việc khắc phục các lỗi kỹ thuật nhỏ gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng trong website của bạn, chẳng hạn như các lỗi sau:
Bây giờ thì bạn đã biết cách để làm vừa lòng người dùng rồi, hãy để chúng tôi giới thiệu đến bạn yếu tố thứ 2 trong chiến lược SEO này nhé.
Một trong các kĩ năng SEO cơ bản là biết cách “thỏa mãn” ý định tìm kiếm của người dùng.
Trên thực tế thì:
Bạn có thể nhờ vả được 1 nhà văn nổi tiếng để viết bài cho bạn, nhưng nếu bài viết ấy không thỏa mãn được ý định tìm kiếm thì thứ hạng của bạn vẫn không được cải thiện đâu.
Điều này rất là quan trọng đấy!
Vấn đề không chỉ dừng ở đó, những gì mà bạn sắp đọc sẽ phá tan hoàn toàn lời khuyên mà hầu hết mọi người đều tin tưởng có thể giúp website của bạn tăng thứ hạng trên Google: “bài viết cần ít nhất 1,800 chữ!”…
Việc nhồi nhét 1800 chữ trong 1 trang ở website của bạn không phải là cách để bạn tăng xếp hạng trên Google đâu nhé!
Trên thực tế, 1 trang web với số từ cao cũng vô dụng nếu nó không thể thỏa mãn ý định tìm kiếm của người dùng. Và số lượng backlink mà bạn có cũng không phải là thứ bạn cần đâu (nếu bạn nghĩ như vậy thì có lẽ bạn hiểu nhầm ý nghĩa của “ý định tìm kiếm” rồi đấy).
Vậy thì, “thỏa mãn” ý định tìm kiếm là gì?
Chúng tôi sẽ giải thích cho bạn.
Sau đây là 5 cách để nghiên cứu từ khóa thích hợp cho trang web của bạn:
Gần đây Google đã thay đổi cách sử dụng Keyword Planner. Trước kia, mọi người cần phải đăng nhập để có thể thấy được search volume (tỉ lệ tìm kiếm) của từ khóa. Còn hiện nay, Google chỉ cho chúng ta thấy được 1 bảng ước lượng, thống kê. Nhưng có 1 cách để giải quyết vấn đề này đấy. Bạn cần tạo 1 chiến dịch Google Adwords. Lưu ý rằng số lượng tiền bạn chi cho chiến dịch này không quan trọng. Sau khi thực hiện xong, bạn sẽ có thể thấy được search volume của các từ khóa.
Có thể nói, UberSuggest là 1 trong số công cụ mà chúng tôi ưa dùng nhất khi tìm kiếm ý tưởng về nội dung cũng như từ khóa. Nó cũng là 1 phương pháp thay thế tuyệt vời của Keyword Planner nếu bạn không muốn tạo 1 tài khoản Google Adwords.
Công cụ này thường được chúng tôi sử dụng để lấy từ khóa, nội dung liên quan từ website của các đối thủ cạnh tranh của bạn.
Các diễn đàn là “mỏ vàng” cho những ai cần tìm ý tưởng nội dung, từ khóa chất lượng. Bởi vì bạn sẽ được hỏi ý kiến từ những người dùng thật sự chứ không phải từ bất kỳ phần mềm hay công cụ nào.
Mặc dù Google Search Console là 1 công cụ thường bị xao lãng, nhưng nó cũng là cả 1 kho tàng trong việc tìm kiếm ý tưởng. Hãy nhớ rằng, sử dụng công cụ này chỉ hiệu quả nếu khi website của bạn đã có 1 lượng traffic ổn định rồi. Nếu không, sẽ không có bất kỳ thông tin, dữ liệu nào để khai thác cả.
Bây giờ thì bạn đã biết được 1 vài phương pháp để tìm kiếm từ khóa rồi, bước tiếp theo là kiểm định các từ khóa ấy.
Sau đây là bước đầu tiên để phân tích nhanh đối thủ của bạn. Bao gồm:
Yếu tố cần kiểm tra 1: có website nào được xếp hạng mà chỉ số DA (Domain Authority) thấp hơn 50 hay không?
Nếu bạn thấy được 1 vài website với chỉ số DA ở mức 50 hay nhỏ hơn, vậy thì đây là 1 từ khóa có tính cạnh tranh thấp. Đây là 1 tín hiệu tốt.
Yếu tố cần kiểm tra 2: có thương hiệu lớn nào trong bảng xếp hạng này không?
Các thương hiệu lớn có thể là Amazon, Wikipedia, ESPN,… Những trang web này không phải bất bại, nhưng sẽ khó khăn hơn nhiều để đánh bại chúng. Ưu điểm duy nhất là bạn có chính là nội dung website của bạn sẽ tập trung vào từ khóa hơn những trang web kia mà thôi. Việc xếp hạng của các thương hiệu lớn đều dựa vào độ uy tín của họ. Chứ không phải chất lượng nội dung mà họ có.
Yếu tố cần kiểm tra 3: Có các trang pdf, hỏi và đáp (như Yahoo Answers, Quora), diễn đàn, web 2.0, báo,… được xếp hạng hay không?
Những trang web này là tín hiệu tốt của 1 từ khóa có tính cạnh tranh thấp.
Nếu từ khóa bạn đang phân tích đạt yêu cầu của các yếu tố cần kiểm tra này, thì hãy tiếp tục với Phân tích chuyên sâu nhé.
Phân tích chuyên sâu đối thủ
Bạn cần 1 vài công cụ để thực hiện các bước tiếp theo:
Bây giờ thì bạn đã hiểu cách để làm hài lòng người dùng, thỏa mãn ý định tìm kiếm và tạo nội dung. Hãy tiếp tục với Yếu tố 3 trong chiến lược SEO này nhé.
Backlink vẫn là 1 trong số thành tố quan trọng trong việc xếp hạng của Google.
Bạn có thể có được kết quả SEO tốt bằng cách thực hiện Yếu tố 1 và Yếu tố 2, nhưng backlink mới thật sự là “nguyên liệu” giúp mọi thứ vận hành, đi đúng hướng.
Việc thực hiện 2 yếu tố đầu tiên sẽ giúp quá trình xây dựng backlink dễ dàng hơn.
Tại sao ư?
Đầu tiên, việc tạo ra nội dung chất lượng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Thứ hai, bởi vì trang web của bạn được xây dựng đúng cách, bạn sẽ không cần nhiều backlink để tăng thứ hạng.
Mặc dù chúng tôi đã nói điều này nhiều lần rồi, nhưng chúng tôi vẫn muốn nhấn mạnh rằng:
Bạn nên tìm mọi thứ có thể để tăng thứ hạng và tăng lưu lượng tìm kiếm tự nhiên mà không cần sự trợ giúp của backlink.
Backlink chỉ là “nguyên liệu” cho quá trình xếp hạng mà thôi.
Sau đây là 1 vài yếu tố bạn cần tuân thủ để có được tiến trình xây dựng backlink hiệu quả (và an toàn):
Quan trọng nhất là sự tương quan
Bạn nên dành công sức trong việc xây dựng các backlink tương quan với từ khóa, website của bạn.
Quan trọng thứ 2 là độ uy tín
Sự tương quan là yếu tố đầu tiên để xây dựng backlink. Yếu tố tiếp theo chính là độ uy tín. Bởi vì Google không cập nhật PageRank (PR) nữa, bạn cần sự trợ giúp từ 1 phần mềm thứ 3. Chúng tôi khuyên bạn sử dụng Domain Authority (DA) của Open Site Explorer, Domain Rate (DR) của Ahrefs, hoặc Trust Flow của Majestic.
Yếu tố cuối cùng: Backlink với ngữ cảnh tương đồng
Có rất nhiều loại backlink mà bạn có thể có, nhưng không có cái nào có sức mạnh như 1 backlink chung ngữ cảnh với từ khóa, website của bạn đâu. Tuy nhiên, việc có được 1 backlink với ngữ cảnh tương đương trên 1 trang web chung lĩnh vực là 1 quá trình tốn kém thời gian khá nhiều. Nhưng với dịch vụ SEO của SEORANKLEAD, chúng tôi có thể giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian đấy.
Yếu tố tiếp theo: Anchor Text (văn bản chứa liên kết) thực sự rất quan trọng
Bạn có thể có được kết quả SEO mong muốn với các yếu tố trên, nhưng thứ hạng của bạn sẽ không cải thiện nhiều nếu bạn không chú trọng Anchor text.
Yếu tố cuối cùng: Bạn cần các mạng lưới giao tiếp, mối quan hệ
Có được backlink chất lượng cần rất nhiều nỗ lực và xây dựng các mối quan hệ. Điều này chẳng hề dễ dàng, nhưng rất xứng đáng và cần thiết.
Bây giờ thì, hãy tiếp tục với yếu tố cuối cùng trong chiến lược SEO này nào:
Thực hiện 3 yếu tố đầu tiên đã giúp bạn có được kết quả SEO như bạn mong muốn rồi. Yếu tố 4 này có mục đích nâng cao chiến lược SEO lên 1 tầm cao khác.
Đầu tiên bạn phải ghi nhớ rằng:
Tạo ra nhiều lưu lượng tìm kiếm đến 1 trang web nào đó không cải thiện được chỉ số conversion (chuyển đổi) đâu. Bạn cần đảm bảo rằng website của bạn được xây dựng tốt để chuyển đổi tất cả các tìm kiếm tự nhiên mới của bạn.
Lý do rất đơn giản:
Đa phần người dùng từng ghé qua trang web của bạn sẽ không bao giờ quay lại.
Chính vì thế nên bạn cần có 1 hệ thống hoạt động tốt để tăng conversion càng cao càng tốt.
Bạn cần nhớ rằng, đa số những người truy cập website của bạn lần đầu đều chưa sẵn sàng để thực hiện bất kỳ giao dịch nào. Ghi nhớ điều này thật kĩ, bạn cần hướng người dùng vào việc đăng ký email (email subscribers) nhằm xây dựng danh sách các khách hàng mục tiêu.
Xây dựng danh sách mục tiêu là điều dễ nhất bạn có thể. Kể cả khi bạn không có ý định chi trả quảng cáo trong thời điểm hiện tại, bạn vẫn cần phải xây dựng danh sách này. Danh sách này giống như 1 tài sản trong việc kinh doanh của bạn.
Email marketing là cách tốt nhất và duy nhất trong việc xây dựng website với độ tin cậy và độ tương quan rộng.
Bởi vì đa số người dùng chưa sẵn sàng để giao dịch, nên điều quan trọng là bạn phải khiến họ xuất hiện vào danh sách mục tiêu của bạn. Sau đó, bạn có thể gửi đến họ những thông tin hấp dẫn thường xuyên, hi vọng biến họ thành khách hàng của bạn.
Cách tốt nhất để khiến người dùng đăng ký vào danh sách của bạn là đưa họ các “quà tặng miễn phí”. Quà tặng này có thể là khóa học, công cụ, phần mềm, … Bất cứ thứ gì có giá trị sẽ là nam châm để thu hút người dùng đăng ký danh sách của bạn.