Mọi chiến lược SEO đều tập trung vào thứ hạng từ khoá mục tiêu trên bảng xếp hạng Google càng cao sẽ càng tốt. Các yếu tố trong SEO có thể được phân thành hai phần chính đó là: Onpage và Offpage.
Dưới đây là danh sách 30 yếu tố SEO Onpage quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự thành công của chiến lược SEO.
Nội dung
Google thập dữ liệu và lập chỉ mục các website vào cơ sở dữ liệu của nó và hiển thị kết quả phù hợp nhất với người dùng khi họ thực hiện các truy vấn trên Google Search.
Làm thế nào để biết được các trang của bạn có đang được Google Index (lập chỉ mục)? Cách xác định chính xác nhất và rõ ràng nhất là thông qua Google Search Console . Nếu bạn vẫn chưa có tài khoản Google Webmater Tool, hãy thiết lập nó ngay bây giờ!
Ngoài ra còn có một cách đơn giản và cho kết quả lập chỉ mục nhanh chóng khác để xem trang web của bạn có được Google Index hay không. Chỉ cần sử dụng các toán tử tìm kiếm say đây trong Google:
Cấu trúc trang web là một trong những yếu tố Onpage quang trọng mà bạn nên suy nghĩ trước khi ra mắt trang web vì có thể khó chỉnh sửa sau này. Một cấu trúc trang website phải đáp ứng được 2 yếu tố chính:
Chúng ta hãy xem các bước cụ thể bạn có thể làm để có một cấu trúc website tối ưu:
Sơ đồ trang web là một tệp đơn giản (thường là .xml) chứa các URL của website. Nó giúp trình thu thập thông tin tìm thấy tất cả các trang bạn muốn được Google thu thập và lập chỉ mục. Dưới đây là ví dụ về sơ đồ trang web được tạo bởi plugin Yoast SEO cho WordPress.
Có 2 vấn đề chính mà rất nhiều người làm SEO đang hiểu lầm đó:
Đây là một yếu tố quan trọng mà ít blog về SEO nào nhắc đến. Cấu trúc của trang web không nên quá sâu , tối ưu click depth giúp Google dễ dàng hơn trong việc thu thập dữ liệu quan trọng và người đọc cũng có thể tìm thấy nội dung mong muốn nhanh chóng hơn.
Khi thiết kế điều hướng, hãy sử dụng quy tắc ba lần nhấp :
Người dùng trang web của bạn sẽ có thể tìm thấy bất kỳ thông tin nào với không quá ba lần nhấp chuột từ trang chủ. Có hai loại liên kết bạn nên sử dụng để đạt được điều này:
Tối ưu liên kết nội bộ là một cách hiệu quả để giữ người đọc trên trang web. Liên kết nội bộ cũng giúp các công cụ tìm kiếm biết những trang nào quan trọng trên webiste của bạn.
Liên kết theo cụm chủ đề là mô hình liên kết nội bộ phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay . Nó giúp cho các nhóm bài viết có chủ đề liên quan lại với nhau và làm nổi bật với các phần nội dung quan trọng.
Có hai loại nội dung chính trong mô hình liên kết nội bộ theo cụm chủ đề:
Đây là sơ đồ ví dụ về liên kết nội bộ trong một cụm chủ đề:
Vậy nên sử dụng bao nhiêu liên kết nội bộ trong bài?
Điều này phụ thuộc chủ yếu vào độ dài của bài viết. Nhiều liên kết nội bộ trên cùng một trang hoàn toàn tốt cho SEO, chỉ cần làm cho nó trông thật tự nhiên . Số lượng liên kết nội bộ trên trang là yếu tố không quá quan trọng, miễn sao là các liên kết nội bộ có liên quan và cung cấp UX tốt cho người đọc.
Một quan điểm sai lầm mà các Seoer hay mắc phải khi nghĩ rằng sức mạnh website sẽ bị ảnh hưởng khi cho link out ra ngoài. Sự thật là, Link Out thực sự có thể có lợi cho bạn. Tất nhiên việc sử dụg External Link phải đáp ứng các điều kiện nhất định:
Tốc độ load trang là một yếu tố xếp hạng đã được Google xác nhận. Điều này cũng rất dễ hiều và rõ ràng, không ai sẵn sàng chờ đợi thông tin từ một trang web nếu có các tùy chọn khác nhanh với tốc độ tải nhanh hơn.
Điều gì xảy ra nếu bạn mở một trang và chờ đợi nội dung được hiển thị nhiều hơn 3 giây? Bạn có thể nhấn nút quay lại và tìm kiếm một kết quả khác.
Google thu thập các tín hiệu này và xem xét chúng trong thuật toán xếp hạng của mình.
Để kiểm tra tốc độ trang, bạn có thể sử dụng PageSpeed Insights từ Google. Bên cạnh điểm số tốc độ, bạn cũng sẽ nhận được các mẹo và gợi ý về cách cải thiện tốc độ tải trang.
Sau đây sẽ là một số yếu tố quan trọng giúp cải thiện tốc độ loà của trang web hiệu quả.
Hosting có tác động đáng kể đến tốc độ trang, vì vậy hãy đảm bảo bạn chọn một nhà cung cấp đáng tin cậy. Những điều bạn nên xem xét khi chọn mua hosting:
Hình ảnh thường là thủ phạm lớn nhất khi trang web tải chậm. May mắn thay, nó có thể khắc phục dễ dàng. Các tệp hình ảnh quá lớn sẽ mất nhiều thời gian để tải. Do đó, bạn nên tối ưu hóa kích thước hình ảnh và tìm sự cân bằng lý tưởng giữa kích thước và chất lượng.Ngoài ra, đừng quên nén các tập tin hình ảnh. Bạn có thể dùng thử công cụ TinyPNG
Cố gắng giữ kích thước tệp hình ảnh dưới 100kB và sử dụng chế độ lazy loading nếu có quá nhiều hình ảnh trên trang
Bộ nhớ đệm trang web là một trong những giảm tốc độ trang hiệu quả. Bộ nhớ đệm đảm bảo rằng trang web của bạn sẽ load nhanh hơn nhiều cho khách hàng truy cập quay lại.
Nếu website của bạn đang chạy trêb nền tảng WordPress, bạn có thể sử dụng:
Về bản chất, một mạng phân phối nội dung sẽ lấy các tài nguyên của website bao gồm CSS, Javascript và các tệp hình ảnh và đưa chúng đến các máy chủ gần hơn với vị trí của người dùng. Nếu bạn có lưu lượng truy cập đến từ khắp nơi trên cả nước hoặc thế giới, thì điều quan trọng là mọi người dùng đều có cùng tốc độ tải trang khi vào website của bạn. CDN giúp bạn đạt được điều này .
Các CDN phổ biến nhất là:
Như đã đề cập ở trên, trong hầu hết các trường hợp, Google ưu tiên lập chỉ mục trên thiết bị di động. Để chắc chắn trang web của bạn thân thiện với các Mobile, hãy kiểm tra tính thân thiện với thiết bị di động trên một công cụ từ Google hoặc kiểm tra bất kỳ vấn đề nào trong Search Console, nó nằm trong phần “Mobile Usability” .
Nếu trang web của bạn không thân thiện với thiết bị di động, bạn có thể thực hiện các bước tối ưu sau đây:
Website của bạn có an toàn và đang chạy trên HTTPS không? Nếu bạn vẫn sử dụng http: //, bạn có thể đang gặp một số vấn đề.
Năm 2014, Google tuyên bố rằng HTTPS đã trở thành một yếu tố xếp hạng . Nói cách khác, có một trang web bảo mật có thể giúp bạn xếp hạng tốt hơn.
Bên cạnh đó, một trang web không bảo mật cũng có thể có tác động tiêu cực đến nghiệm người dùng như:
Nếu bạn không tối ưu nội dung của mình thân thiện với Google, mọi người sẽ không thể tìm thấy nội dung đó. Mặt khác, bạn không nên chỉ tối ưu hóa nội dung cho cho các công cụ tìm kiếm mà cần tập trung vào cả người đọc và công cụ tìm kiếm.
Hầu hết các hướng dẫn SEO Onpage sẽ không đề cập đến nghiên cứu từ khóa, nhưng đây là một bước thiết yếu khi tạo nội dung mới. Tại sao nghiên cứu từ khóa lại quan trọng? Nó giúp bạn:
Nghiên cứu từ khóa sẽ cho bạn biết những gì mọi người đang tìm kiếm. Dựa trên những hiểu biết này, bạn có thể bắt đầu tạo nội dung phù hợp cho khách của mình. Cả Google và khách truy cập của bạn sẽ yêu thích nội dung đó.
Vì Google đã phát triển qua nhiều năm, nghiên cứu từ khóa cũng có nhiều thay đổi. Hãy nhớ rằng:
Google đang trở nên tốt hơn trong việc hiểu được loại kết quả mà người dùng muốn thấy. Nó sử dụng thuật toán AI có tên Google RankBrain để đáp ứng mục đích tìm kiếm đằng sau mỗi truy vấn.
Chúng tôi phân biệt 4 loại mục đích tìm kiếm cơ bản dựa trên hành vi của người dùng như sau:
Vậy làm thế nào để bạn biết liệu nội dung của bạn có thỏa mãn mục đích tìm kiếm đằng sau mỗi từ khóa không? Trong hầu hết các trường hợp, một cách rất hiệu quả để biết được mục đích tìm kiếm đó là Google Search từ khóa bạn muốn xếp hạng và kiểm tra kết quả.
Bạn thấy gì trên trang kết quả trả về của Google? Có bài viết blog, các trang thương mại điện tử, các bài đánh giá, trang tin tức, hình ảnh hoặc video,…? Từ đó hãy phát triển nội dung như những gì bạn thấy trên SERP.
Các từ khóa trọng tâm nên được bao gồm trong các yếu tố chính trên trang như thẻ tiêu đề, tiêu đề, văn bản của nội dung và văn bản neo. Chi tiết những nơ cần tối ưu từ khoá mục tiêu được liệt kê sau đây:
Meta Title: Bạn nên sử dụng từ khóa trọng tâm trong thẻ tiêu đề của trang. Hãy suy nghĩ về khách truy cập tiềm năng của bạn. Nếu họ tìm kiếm “máy chạy bộ tại Hồ Chí Minh” , có lẽ họ mong đợi từ khóa sẽ hiển thị trong tiêu đề của trang web. Độ dài lý tưởng của Meta Title là 50 – 60 ký tự. Nếu thẻ tiêu đề của bạn vượt quá 60 ký tự, Google sẽ chỉ hiển thị 60 ký tự đầu tiên . Bạn có thể sử dụng công cụ xem trước của Moz để xem cách thẻ tiêu đề của bạn sẽ xuất hiện trên công cụ tìm kiếm.
Meta Description: Điều tương tự áp dụng cho thẻ mô tả. Nên nhớ rằng Google có thể thay thế mô tả meta của bạn bằng văn bản ngẫu nhiên từ trang của bạn, nếu nó thấy phù hợp hơn với người dùng. Google sử dụng thẻ Meta Description để đánh giá chủ đề bài viết. Vì vậy, hãy tối ưu thẻ mô tả sao cho thật ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ ý nghĩa – độ dài đoạn mô tả không nên vượt quá 160 ký tự.
Bạn không cần phải nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào Meta Description vì với độ dài160 ký tự việc sử dụng quá nhiều tù khoá sẽ làm cho đoạn mô ta cảu bạn không được tự nhiên nữa. Thay vào đó, hãy sử dụng các từ đồng nghĩa hoặc từ khoá ngữ nghiã (LSI) của từ khóa chính.
Mặc dù từ khóa trong URL có thể không ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn, nhưng đây là một cách để cải thiện UX và TLB (tỉ lệ nhấp chuột) tổng thể.
Như chúng tôi đã đề cập trước đây, URL phải đơn giản và chứa đựng thông tin của trang.
URL trang của bạn trông như thế nào trong kết quả tìm kiếm của Google? Các đường dẫn đó có giúp hiểu được nội dung của trang không?
Dưới đây là một số yếu tố tối URL:
Trên đây là các yếu tố Onpage liên quan đến các vấn đề về kỹ thuật (Technical), hãy đi sâu vào một phần quan trọng khác của SEO Onpage đó là tối ưu hóa nội dung trong phần tiếp theo.
Có một lý do quan trọng khác tại sao phải đưa từ khóa trọng tâm vào URL: nếu một trang nào nó đó liên kết website của bạn với URL trần, từ khóa sẽ là một phần của văn bản neo:
Đối với tiêu đề H1, bạn có thể sử dụng các từ giống như trong thẻ tiêu đề , và điều này dễ dàng hơn khi bạn không bị giới hạn với độ dài H1. Thẻ H1 giống như một thẻ tiêu đề nhỏ. Trên thực tế, Google đã tuyên bố rằng việc sử dụng thẻ H1 giúp Google hiểu được cấu trúc của trang .
Đối với các thẻ H2, H3,…bạn nên sử dụng chiến lược các từ khóa, từ đồng nghĩa, từ khoá ngữ nghĩa (LSI) và cụm từ có liên quan khác
Điều tất nhiên là từ khóa trọng tâm sẽ xuất hiện trong phần nội dung của văn bản. Chúng tôi có một lời khuyên quan trọng dành cho bạn đó là: Hãy quên mật độ từ khóa đi và viết bài một cách tự nhiên nhất có thể.
Google Images chiếm tới 23% thị phần của công cụ tìm kiếm (nhiều hơn cả YouTube, Bing, Yahoo, Facebook và Amazon). Điều đó có nghĩa là tiềm năng traffic đến từ các hình ảnh là rất lớn!
Đó là lý do tại sao bạn cần thêm một văn bản thay thế (thẻ ALT) cho mỗi hình ảnh trên trang web. Các công cụ tìm kiếm không thể đọc nội dung của hình ảnh, nhưng họ có thể đọc văn bản thay thế mô tả nội dung của hình ảnh.
Bạn có nhớ những gì chúng tôi đã nói trước đó về các liên kết nội bộ? Rằng chúng rất có ích trong việc điều hướng trang web? Anchor text là phần văn bản có thể nhấp của liên kết. Nó giúp cả Google và người dùng hiểu trang web được liên kết nói đến chủ đề gì. Vì vậy, nếu bạn liên kết đến các trang khác trên trang web bằng các từ khóa phù hợp, đó có thể là tín hiệu để Google xếp hạng chúng cao hơn cho các từ khóa này.
Cho dù trang web của bạn được tối ưu hóa tốt đến đâu, bạn sẽ không được xếp hạng nếu nội dung của bạn không đáp ứng các tiêu chí chất lượng.
Trước đó, chúng tôi đã đề cập rằng nội dung của bạn cần phù hợp với mục đích tìm kiếm và trả lời câu hỏi của người dùng. Bây giờ là 2 yếu tố liên quan đến nội dung cũng rất quan trọng đó là:
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng có một mối tương quan giữa chiều dài nội dung và xếp hạng. Độ dài trung bình của bài đăng xếp hạng số 1 là khoảng 2000 từ . Sự thật là, không phải số lượng từ mang lại thứ hạng cao , nhưng thực tế bài viết dài thường bao quát chủ đề một cách toàn diện nhất.
Vì thế, thay vì đếm số từ, bạn nên tập trung vào việc mang đến cho người đọc câu trả lời tốt nhất. Bài viết cần bao quát chủ đề theo cách tốt nhất có thể và suy nghĩ về người dùng.
Khả năng đọc văn bản là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tổng thể UX của trang web. Hầu hết người dùng internet không đọc hết tất cả văn bản trên trang. Họ chỉ quét các thông tin quan trọng nhất. Hãy suy nghĩ về nó khi viết nội dung cho trang web của bạn.
Một số yếu tố để cải thiện khả năng đọc trên trang
Hy vọng bài viết trên có thể giúp ích được cho bạn. Hãy thực hiện đúng các bước trênd dây và chờ đợi kết quả nhé.