Công cụ tìm kiếm hay Google hoạt động bằng cách thu thập thông tin trên các website bằng cách sử dụng các con googlebot. Quá trình thu thập thông tin trên web này đi theo các liên kết từ trang này sang trang khác để tìm nội dung mới để lập chỉ mục tìm kiếm. Khi bạn sử dụng công cụ tìm kiếm, các kết quả có liên quan đến từ khóa tìm kiếm được trích xuất từ chỉ mục và xếp hạng bằng một thuật toán.
Nó nghe có vẻ phức tạp. Nếu bạn muốn có vị trí xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm để có thêm lưu lượng truy cập vào website của mình, bạn cần có một số hiểu biết cơ bản về cách các công cụ tìm kiếm tìm, lập chỉ mục và xếp hạng nội dung.
Hãy cùng tìm hiểu “cách làm việc của công cụ tìm kiếm” trong bài viết chia sẻ dưới đây.
Nội dung
Công cụ tìm kiếm là công cụ tìm và xếp hạng nội dung trang web phù hợp với truy vấn của người dùng. Một số công cụ tìm kiếm bạn từng sử dụng như: Google (92% người dung sử dụng CCTK Google), Bing.
Công cụ tìm kiếm viết tắt CCTK
Mỗi công cụ tìm kiếm gồm hai phần chính:
Tất cả các CCTK đều nhằm mục đích cung cấp kết quả tốt nhất, phù hợp nhất với truy vấn của người dùng.
Công cụ tìm kiếm có hai loại kết quả hiển thị:
Hiểu được cách các CCTK tìm, lập chỉ mục và xếp hạng nội dung sẽ giúp bạn có được xếp hạng cao cho trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm không phải trả tiền cho các từ khóa truy vấn của khách hàng. Nếu bạn có những xếp hạng cao cho những truy vấn của KH, bạn sẽ nhận được nhiều lượt nhấp chuột truy cập vào trang web của bạn mà không phải trả tiền cho CCTK.
Google là công cụ tìm kiếm mà tất cả những người làm SEO và chủ sở hữu các trang web quan tâm bởi vì nó có tiềm năng mang lại nhiều lưu lượng truy cập hơn bất kỳ CCTK nào khác.
Hầu hết các công cụ tìm kiếm như Google và Bing đều có hàng nghìn nghìn tỷ trang web trong thư viện chỉ mục tìm kiếm của họ. Hãy đi sâu vào tìm hiểu các cơ chế được sử dụng để xây dựng và duy trì chỉ mục của trang web.
Chúng ta có thể chia nhỏ điều này thành 4 bước:
Google đã có thư viện chỉ mục chứa hàng nghìn tỷ trang web. Nếu ai đó thêm liên kết đến trang của bạn từ một trong các trang đó, Google có thể tìm thấy liên kết đó.
Bạn có thể xem các liên kết ngược của trang web của mình miễn phí bằng cách sử dụng trình khám phá trang web với công cụ Google Search Console Tools và công cụ quản trị trang web của Ahrefs.
Bạn có thể nhìn thấy đầy đủ tất cả các liên kết ngược (backlink) về website của mình.
Sơ đồ trang web liệt kê tất cả các trang quan trọng trong website của bạn. Nếu bạn gửi sơ đồ trang web của bạn cho Google, nó sẽ giúp Google khám phá trang web của bạn nhanh hơn.
Google cũng cho phép gửi từng URL yêu cầu lập chỉ mục qua công cụ Google Webmaster Tools.
Thu thập thông tin là cách một con bot máy tính của google truy cập tất cả các trang web và tải xuống dữ liệu của các trang đó.
Google xếp hàng các URL để thu thập thông tin dựa trên một số yếu tố như:
Các CCTK có thể thu thập thông tin và lập chỉ mục trang web của bạn trước những trang web khác hay trang web của đối thủ.
Xử lý thông tin thu thập là Google làm việc để hiểu các thông tin chính từ các trang web. Chỉ Google mới biết chi tiết về quy trình này, nhưng chúng ta có thể hiểu google trích xuất các liên kết và lưu trữ nội dung liên quan để lập chỉ mục.
Sau khi thông tin của các trang web đã được xử lý thì được thêm vào cơ sở dữ liệu lớn được gọi là lập chỉ mục tìm kiếm. Về cơ bản bạn có thể hiểu đây là một thư viện kỹ thuật số gồm hàng nghìn tỷ trang web, nơi lấy kết quả để hiển thị khi khách hàng nhập truy vấn tìm kiếm của Google.
Bắt đầu khám phá, thu thập thông tin và lập chỉ mục nội dung tiếp theo là CCTK cần một cách để xếp hạng các kết quả tìm kiếm phù hợp khi người dùng thực hiện truy vấn tìm kiếm. Đây là công việc liên quan đến các thuật toán của công cụ tìm kiếm Google.
Mỗi CCTK có các thuật toán để xếp hạng kết quả truy vấn của các trang web riêng. Google là công cụ tìm kiếm được sử dụng rộng rãi nhất nên chúng tôi sẽ tập trung đưa ra các yếu tố xếp hạng trang web của google.
Google có hơn 200 yếu tố xếp hạng một trang web không ai có thể biết được tất cả những yếu tố này là gì?
Một số yếu tố quan trọng xếp hạng 1 trang web của google
Liên kết ngược là một yếu tố xếp hạng quan trọng nhất của Google.
Liên kết là một yếu tố xếp hạng quan trọng của Google kể từ năm 1997 khi họ giới thiệu PageRank, đánh giá giá trị của một trang web dựa trên số lượng và chất lượng của các liên kết ngược trỏ đến trang web đó.
Tuy nhiên, số lượng backlink trỏ về trang web không phải tất cả bởi vì không phải tất cả các liên kết ngược đều giống nhau. Nếu một trang web có một vài backlink chất lượng tốt hoàn toàn có thể xếp thứ hạng cao hơn một trang có nhiều liên kết ngược chất lượng thấp hơn.
6 thuộc tính của một backlink tốt: Authority (thẩm quyền), Relevance (sự liên quan), Anchor text, Dofollow và Nofollow, Placement, Destination.
Chúng ta hãy cùng xem kỹ hơn hai yếu tố được cho là quan trọng nhất: Authority (thẩm quyền), Relevance (sự liên quan).
Các liên kết ngược đến từ các trang web có thẩm quyền thường có tác dụng nhiều nhất đến thứ hạng từ khóa.
Trang web có thẩm quyền là các trang web có nhiều liên kết ngược.
Trong Ahrefs, có hai số liệu có thể ước tính tương đối thẩm quyền của các trang web:
DR: Quyền hạn tương đối của một trang web (thang điểm từ 0 – 100).
UR: Quyền hạn tương đối của một URL (thang điểm từ 0 – 100).
Liên kết đến từ các trang web có liên quan thường có giá trị.
Nếu các trang web nổi bật trên chủ đề của trang liên kết đến trang đó là một dấu hiệu tốt cho thấy thông tin có chất lượng cao.
Google có nhiều cách để xác định mức độ liên quan của một trang. Cơ bản nhất, nó tìm các trang có chứa các từ khóa giống như truy vấn tìm kiếm.
Google cũng sử dụng dữ liệu tương tác để đánh giá xem kết quả tìm kiếm có liên quan đến các truy vấn hay không. Nói cách khác, người tìm kiếm có thấy thông tin trên trang hữu ích và phù hợp nhu cầu truy vấn hay không?
Google đã đầu tư vào nhiều công nghệ để giúp hiểu mối quan hệ giữa các thực thể như con người, địa điểm và mọi thứ.
Sơ đồ tri thức là một trong những công nghệ này, về cơ bản là một cơ sở kiến thức khổng lồ về các thực thể và mối quan hệ giữa chúng. Google sử dụng mối quan hệ giữa các thực thể để hiểu rõ hơn về mức độ liên quan của trang.
Google xếp hạng các kết quả tìm kiếm mới xuất bản hoặc cập nhật cao hơn. Với nhiều truy vấn tìm kiếm Google không có gì thay đổi nên có thể xếp hạng các bài đăng được xuất bản từ trước.
Google muốn xếp hạng nội dung các trang web có thẩm quyền về một chủ đề. Có nghĩa là Google có thể xem một trang web như một nguồn kết quả tốt cho các truy vấn về chủ đề đó.
Hệ thống tìm kiếm có coi một trang web là có thẩm quyền hay không thường phụ thuộc vào truy vấn.
Không KH nào thích đợi các trang tải và Google biết điều đó. Đó là lý do tại sao Google cho tốc độ tải trang là một yếu tố xếp hạng các tìm kiếm. Tốc độ trang ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.
Bạn có thể kiểm tra tốc độ của bất kỳ trang web nào trong PageSpeed Insights, tính năng này cho thấy các đề xuất để làm cho trang tải nhanh hơn.
PageSpeed Insights cũng cho biết trang của bạn hoạt động như thế nào khi nói đến Core Web Vitals.
Core Web Vitals được tạo thành từ ba số liệu đánh giá hiệu suất tải, tính tương tác và độ ổn định trực quan của các trang web của bạn. Google xác nhận rằng Core Web Vitals sẽ là một tín hiệu xếp hạng kể từ tháng 6 năm 2021.
Bạn có thể xem hiệu suất của tất cả các trang trên trang web của mình bằng cách sử dụng báo cáo Core Web Vitals trong Google Search Console.
Nếu nhiều URL hoạt động kém hoặc cần cải thiện, hãy nói chuyện với nhà phát triển.
Thân Thiện Với Thiết Bị Di Động
65% các truy vấn tìm kiếm trên Google là sử dụng trên thiết bị di động. Đó là lý do tại sao tính thân thiện với thiết bị di động được google quan tâm và trở thành một yếu tố xếp hạng của các trang web.
Thiếu thân thiện với thiết bị di động có thể ảnh hưởng đến thứ hạng website.
Bạn có thể kiểm tra tính thân thiện của website với thiết bị di động bằng công cụ kiểm tra tính thân thiện với thiết bị di động của Google hoặc trong báo cáo khả năng sử dụng trên thiết bị di động trong Google Search Console.
Các CCTK hiểu rằng các kết quả khác nhau sẽ thu hút những người khác nhau. Đó là lý do tại sao họ điều chỉnh kết quả hiển thị của họ phù hợp cho từng người dùng.
Nếu bạn đã từng tìm kiếm cùng một cái gì đó trên nhiều thiết bị hoặc nhiều trình duyệt, chắc hẳn bạn đã thấy tác dụng của việc cá nhân hóa. Kết quả thường hiển thị ở các vị trí khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau.
Google tuyên bố rằng “các thông tin như vị trí của bạn tìm kiếm, lịch sử tìm kiếm đều giúp CCTK điều chỉnh kết quả hiển thị phù hợp với bạn.”
Vị Trí Tìm Kiếm
Nếu bạn tìm kiếm thứ gì đó, tất cả các kết quả hiển thị đều ở gần bạn.
Vị trí của bạn ảnh hưởng đến kết quả truy vấn.
Ngôn Ngữ Tìm Kiếm
Google biết rằng không có ích gì khi hiển thị kết quả bằng tiếng Việt cho người dùng tiếng Anh.
Tuy nhiên, Google có phần phụ thuộc vào chủ sở hữu trang web. Nếu bạn có trang web bằng nhiều ngôn ngữ, Google có thể không nhận ra trường hợp đó trừ khi bạn khai báo với họ.
Bạn có thể làm điều này với một thuộc tính HTML có tên là hreflang .
Lịch Sử Tìm Kiếm
Google sử dụng lịch sử tìm kiếm để cá nhân hóa kết quả là khi nó “xếp hạng một kết quả” được nhấp trước đó có thứ hạng cao hơn trong lần bạn tìm kiếm tiếp theo.
Hiểu được cách công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào là bước đầu tiên để xếp hạng các từ khóa của bạn trên Google.
Nếu bạn muốn biết cách để tăng thứ hạng từ khóa và tăng lưu lượng truy cập vào website của bạn, bạn cần nhờ đến SEO.